Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Quốc hội thỏa hiệp, Chính phủ sẽ lộng quyền

Ngày Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Quốc hội thỏa hiệp, Chính phủ sẽ lộng quyền
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Ông Dương Trung Quốc nói về Quốc hội và Chính phủ
TP - "Như nhiều lần tôi đã phát biểu, Quốc hội nào Chính phủ ấy: Một Quốc hội có năng lực, Chính phủ sẽ có năng lực, một Quốc hội thỏa hiệp Chính phủ sẽ lộng quyền", ĐB Dương Trung Quốc nói.
Đại biểu Dương Trung Quốc. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Tôi nghĩ, bây giờ chúng ta đã mở rộng chất vấn các Bộ trưởng, trưởng ngành giữa hai kỳ họp, Bộ trưởng nên tranh thủ lúc đó để trình bày với dân những gì mình làm. Và chúng ta có nhiều lĩnh vực mà một ngành không giải quyết được, chẳng hạn như tai nạn giao thông, có trách nhiệm ngành giao thông, công an và cả xây dựng vì để xây quá nhiều nhà nhưng không có đủ đường sá. 

Vì vậy, tôi cho rằng lúc này Quốc hội nên đổi mới, chất vấn trực tiếp các Phó Thủ tướng và đằng sau các Phó Thủ tướng ấy là các tư lệnh ngành, để giải quyết vấn đề thật căn cơ. Còn nếu không, chúng ta vẫn thấy lặp lại tình trạng lâu nay là có sự đổ lỗi cho nhau, hoặc không rõ trách nhiệm trong chất vấn, cuối cùng đâu vẫn vào đó.
Như nhiều lần tôi đã phát biểu, Quốc hội nào Chính phủ ấy: Một Quốc hội có năng lực, Chính phủ sẽ có năng lực, một Quốc hội thỏa hiệp Chính phủ sẽ lộng quyền. Điều đó là đương nhiên. Trách nhiệm ĐBQH rất cao và trong thời điểm này có thể nói là một sự thách thức lớn.
Tất cả từ ngân sách, chỉ tiêu tăng trưởng, quyết toán... đều do Quốc hội biểu quyết; giám sát cũng do Quốc hội làm; nhưng đến lúc xảy ra thất thoát ngân sách hay đầu tư không hiệu quả, kinh tế sa sút thì không ít vị ĐBQH lại cảm thấy mình là người đứng ngoài cuộc. Tôi cho đây chính là vấn đề Quốc hội phải nghiêm túc tự nhìn lại, phải tăng cường vai trò, trách nhiệm của mình.

Phải bắt đầu từ thống kê sạch

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Phải bắt đầu từ thống kê sạch
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Tôi rất thích tiêu đề bài viết này:

Phải bắt đầu từ thống kê sạch

Chuyện con số ảo, các chỉ tiêu biết nhảy múa để làm đẹp báo cáo vốn dĩ đến hẹn lại lên ở mỗi mùa tổng kết năm, tổng kết quý, tổng kết ngành... Nhưng chỉ đến ngày hôm qua, khi một vị nghị sĩ Quốc hội thốt lên ở nghị trường"dân cần phải biết chuyện gì đang thật sự xảy ra ở đất nước mình" thì không ít người mới giật mình tự hỏi, đến bao giờ mới có những thống kê sạch.
Ngay trước thềm phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội, dư luận đã "rối bời" trước con số như đùa dai của ngành lao động.
Như con số thống kê chính thức, trên 50.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động. Nhiều chuyên gia khẳng định có tới 60-70% doanh nghiệp đình trệ. Nhưng số người được tạo việc làm mới, theo thống kê, vẫn đạt 1,5 triệu. Đúng là bên cạnh số doanh nghiệp phá sản thì có doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp phục hồi.  Nhưng theo phân tích của một chuyên gia kinh tế, rằng khi nhìn nhận tốc độ tăng trưởng tín dụng để đo lường khả năng hấp thu vốn của nền kinh tế thì sự thực nhãn tiền là tỷ lệ DN thành lập mới đi vào hoạt động không đáng kể, nói gì đến tạo thêm việc làm.
Từ câu chuyện nóng bỏng nói trên, không ít người bắt đầu lần giở lại những tranh cãi lùm xùm gần đây về thống kê tỷ lệ nợ xấu, về tồn kho bất động sản. Để rồi ngã ngửa ra rằng số liệu mỗi nơi mỗi khác. Nhìn rộng ra các chỉ tiêu thời gian qua về tỷ lệ giảm nghèo, về giảm tai nạn lao động... thì mỗi nơi mỗi khác.

Giữa "ngã ba đường thông tin" khi các cơ quan chức năng mỗi nơi đưa ra một số liệu khác hẳn nhau, thật khó để thẩm định con số nào thực, con sốnào ảo. Ngay như chính vị tư lệnh ngành Kế hoạch Đầu tư cũng phải tự an ủimình, rằng số lliệu có thể chưa chính xác, nhưng tin cậy được.
Ai cũng biết, không có số liệu đầu vào đúng thì không thể đánh giá chính xác tình hình, nói gì đến dự báo chính xác các xu hướng hay đưa ra các quyết sách, chủ trương, giải pháp đúng đắn. Chưa kể, số liệu trung thực còn có ý nghĩa hoạch định chính sách cho cả một giai đoạn dài. Trong khi đó, suốt thời gian dài, các số liệu đã không còn là chỗ dựa, là cơ sở cho người hoạch định chính sách mà đôi  khi chỉ là những minh họa cho các quyết định.  Ai đó đã gọi, con số thống kê ở Việt Nam biết nhảy múa, "đi với bụt mặc áo cà sa..." hoặc thậm chí là được lập trình, được cài đặt sẵn bất kể những biến động của tình hình.
Nguyên nhân vì đâu? Phải chăng vẫn tình trạng các cơ quan, ban ngành luôn có hai hệ thống sổ sách. Những số liệu công khai để báo cáo thường theo hướng tích cực, còn số liệu thực trong nội bộ lại ghi ở sổ sách khác. Vậy là cái sai kéo dài theo hệ thống. Những sai số nho nhỏ từ cấp dưới khi gửi lên trên cứ tăng dần đều và khi lên đến cấp cao nhất thì số liệu hoàn toàn bị mất kiểm soát.
Có người nói, mọi chuyện bắt đầu từ căn bệnh thành tích, từ thói quen"chuộng nghe những lời giả dối". Vì thế mà sinh ra những con số chỉcó giá trị phụ họa chứ không còn bắt nguồn từ thực tiễn khoa học.
Vậy ra, chuyện thống kê sai và số liệu đẹp có lẽ không hoàn toàn xuất phát từ những người làm công tác thống kê mà phải chăng khởi nguồn từ chính nhữngngười phải sử dụng các số liệu để đưa ra quyết sách. Vì ở "trên"thích nghe con số đẹp, nên dần dà những báo cáo gửi lên đã được làm sạch để lấy thành tích.
Thế nên mới có những phát biểu chua chát trên nghị trường, rằng thực tế thì bi đát, mà số liệu vẫn sạch, đẹp. Đã có biết bao nhiêu chính sách đang được xây dựng trên nền tảng những số liệu khó tin như vậy?
Có lẽ, đã đến lúc tính đến chuyện phải có những thống kê sạch do các cơ quan, tổ chức độc lập được trao thẩm quyền điều tra, đo lường và công bố các số liệu? Hay thực chất là cả xã hội phải chữa được căn bệnh thành tích,  bệnh thích nghe những lời giả dối. Và như vậy đồng nghĩa với việc sẽ phải chấp nhận một thực tế rằng sẽ có những sự thật chua chát, đen tối.
Nhưng đó chính là sự thật.
Thanh Châu

Nông dân còn gì?

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Nông dân còn gì?
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Nông dân còn gì?

Khi người nông dân rời bỏ ruộng đồng, họ chỉ còn con đường bán mồ hôi để kiếm sống với mức giá không thể rẻ mạt hơn. Đó là con đường mà những thế hệ nông dân cha ông họ đã từ chối bằng cách vùng lên quá đà trong cuộc cải cách ruộng đất đầy đau thương hồi giữa thế kỷ trước.
Khi người nông dân ở Hải Dương làm đơn trả lại hàng trăm ha ruộng (xem bài “Nằng nặc xin trả ruộng” trong loạt bài “Mối lo làng quê” trên NNVN), ông Bí thư tỉnh này cho rằng đó là chuyện bình thường, rằng khi làm ruộng không mang lại hiệu quả, họ phải bỏ thôi, như một quy luật của thị trường. Song, bỏ ruộng rồi, người nông dân còn gì? Đây không phải câu chuyện thị trường nữa, không phải sự thường ở những làng quê ngàn năm lúa nước.

Nhiều làng quê, làm nông nghiệp chỉ còn người già
Người nông dân còn gì khi không còn ruộng đất? Đó là câu hỏi không giản đơn, vì ruộng đất là tất cả đối với người nông dân, là nền tảng để tạo ra mọi giá trị của họ. Để có ruộng đất, nhiều thế hệ người nông dân Việt Nam đã từng phải đánh đổi không chỉ công sức, mồ hôi, máu, mà cả lòng tự trọng.

Ruộng đồng là cuộc sống của người nông dân xưa kia, bây giờ, và mãi mãi sau này. Ruộng đất nuôi sống nông dân, làm nên văn hóa, lối sống của nông dân, và cũng tạo nên những bi kịch của người nông dân. Nhưng vụ án từ ruộng đồng như Nọc Nạn thời thực dân, như Tiên Lãng thời nay là những bi kịch của những người nông dân khi tình yêu với ruộng đồng của họ bị ngăn trở. 
Người nông dân sống, và chết vì ruộng đồng. Luôn là như thế, bởi khi không còn ruộng đồng, họ không còn là nông dân nữa.
Người nông dân còn gì khi trả lại ruộng đồng? Cái họ còn là sức lao động. Có thể, ông Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương cho rằng người nông dân bỏ ruộng là bình thường vì năm ngoái số lượng người Hải Dương đi xuất khẩu lao động tăng 16%. Nhưng, con số 3500 người nông dân Hải Dương đi xuất khẩu lao động chỉ là một phần rất nhỏ so với lượng lao động dôi dư do bỏ ruộng ở đây. 
Thậm chí, nếu như tất cả những người nông dân Hải Dương sau khi bỏ ruộng đều có thể sang Hàn Quốc, Đài Loan, hay chỉ lên Hà Nội làm thợ xây thì cũng không nghĩa việc trả ruộng là điều bình thường. Bởi, những đồng tiền ít ỏi có được từ việc bán sức nơi xứ  người chưa bao giờ là con đường bền lâu để mưu cầu hạnh phúc.  Khi người nông dân rời bỏ ruộng đồng, họ chỉ còn con đường bán mồ hôi để kiếm sống với mức giá không thể rẻ mạt hơn. Đó là cách thức mà sức lao động của họ không còn khả năng để tái tạo, để gia tăng năng lực. Đó là con đường mà những thế hệ nông dân cha ông họ đã từ chối bằng cách vùng lên quá đà trong cuộc cải cách ruộng đất đầy đau thương hồi giữa thế kỷ trước.
"Khi người nông dân bỏ ruộng đồng, cái họ còn là sự trống rỗng. Đó là những làng quê vắng vẻ bởi không có việc làm, là những mái đình không còn ngày hội, là những bà lão lưng còng nhóm lửa sớm khuya không tiếng nói, là mắt trẻ con tối dưới hiên chiều".
Người nông dân bỏ ruộng vì rất nhiều lý do, vì ruộng đồng không nuôi nổi họ, vì những hấp lực việc làm từ đô thị, từ những thị trường lao động xa xôi. Họ có lý khi trả lại ruộng đồng. Song, đó là cái lý bất đắc dĩ, cái lý của những điều vô lý. Bởi người nông dân không thể nói lý với cánh đồng của mình khi sau một vụ lúa dài gần nửa năm trời, hạt thóc thu về không đủ bù những chi phí mà họ đã bỏ ra, không đủ bù cho những khoản thu mà họ phải đóng góp trên mỗi đầu sào ruộng. Khi không còn ruộng đồng, người nông dân không còn là nông dân nữa. Vậy họ sẽ là ai? Họ sẽ là những công nhân ở các xóm trọ ngoại ô với bữa cơm thiếu chất và cuộc sống tù đọng về tinh thần. Họ buôn thúng bán bưng trên những vỉa hè bị xua đuổi. Họ đi trên những con đường không phải của mình, bởi bỏ ruộng đồng, họ vẫn là nông dân với đôi bàn tay trắng.
Ruộng đất là máu thịt, là tâm hồn của nông dân. Muôn đời là thế. Nhưng người nông dân đã làm đơn trả ruộng. Đó chắc chắn không phải một việc bình thường, đó là bi kịch lớn nhất của nông thôn. Bởi, khi giã từ ruộng đồng thì người nông dân còn gì? Câu hỏi này có lời đáp hay không?
NHÀ BÁO PHẠM TRUNG TUYẾN   -Thứ Sáu, 31/05/2013, 10:49 (GMT+7)

Trả ruộng là hiện tượng không bình thường

HOÀNG ANH    -Thứ Sáu, 31/05/2013, 10:49 (GMT+7)
Sau khi NNVN đăng bài “Nằng nặc xin trả ruộng” (trong loạt bài “Mối lo làng quê”) phản ánh việc người dân xin trả ruộng 03 (ruộng phân theo khẩu cho nông dân, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) ở xã Lam Sơn (Thanh Miện, Hải Dương), Đài Truyền hình Việt Nam đã phỏng vấn TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Bộ NN-PTNT), về vấn đề này. NNVN xin giới thiệu ý kiến của TS. Đặng Kim Sơn.
Hiện tượng mà nông dân bỏ đất, trả lại đất là hiện tượng mới xuất hiện, bắt đầu ở tỉnh Hải Dương. Nhưng trong những năm gần đây, tình trạng nông dân ở những nơi có quy mô thấp, thuần nông như ở Đồng bằng sông Hồng, bỏ vụ đông, không thâm canh đất đai và phần nào không chăm sóc đất ruộng nữa thì đã có. Điều đó chứng tỏ làm ruộng không có lời, người nông dân không thiết tha với đồng ruộng của mình.

TS Đặng Kim Sơn: Chúng ta vẫn còn quanh quẩn quá 
nhiều trong cái cách suy nghĩ chật hẹp của sản xuất nhỏ
Rõ ràng là nếu chỉ làm lúa không thì hiệu quả rất là thấp vì chi phí cao. Đấy là chưa nói đến rủi ro, đến sâu bệnh, đến thiên tai... Một điểm nữa là quy mô ruộng đất quá nhỏ, một nhà chỉ có hơn 1000 mthì sản xuất thế nào cũng không thể có lợi được. Việc lao động rời làng vừa là lý do vừa là hậu quả. Chính vì việc làm ruộng hiệu quả thấp như thế thì ai còn thiết tha với ruộng đồng nữa. Cho nên người có sức lao động phải rời quê, phải đi vào thành phố kiếm sống để về nuôi lại những người ở nhà.
Câu chuyện chứng tỏ một vấn đề lớn hơn rất nhiều. Đấy là vấn đề đối xử với nông nghiệp, đầu tư cho nông nghiệp nông thôn. Hiện nay, chúng ta có rất nhiều chính sách như miễn thuế, miễn thủy lợi phí, trợ cấp tiền cho những hộ sản xuất lúa... Tuy nhiên, điều nông dân cần là làm thế nào để sản xuất nông nghiệp có lãi. Điều này đòi hỏi phải có những biện pháp hết sức lớn như biện pháp chuyển đổi cơ cấu, tạo điều kiện tích tụ đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các ngành nghề sử dụng đất hiệu quả hơn... Phải phát triển công nghiệp, chế biến, để đầu vào như phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi rẻ và chất lượng tốt.
Trả ruộng ở Hải Dương là một hiện tượng không bình thường. Đất đai không còn là tư liệu sản xuất quan trọng nhất nữa, nông nghiệp không còn được coi là ngành nghề quan trọng nhất của người dân nông thôn. Chuyện này xảy ra rất không bình thường khi mà quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa không tạo ra được việc làm ổn định có chất lượng tốt cho tương lai người nông dân. Đấy mới là điều lo ngại nhất. Nếu chúng ta không có một giải pháp quyết liệt trong chiến lược trong quá trình công nghiệp hóa để tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đi vào cuộc sống hiện đại thì tình hình này là một biểu hiện rất xấu.
Câu chuyện trả ruộng diễn ra ở Đồng bằng sông Hồng, nơi đất chật người đông, sản xuất nhỏ. Nhưng nếu như ở Nam Bộ sản xuất lớn thì lại gặp những khó khăn kiểu khác, chăn nuôi đang gặp khó khăn theo kiểu khác. Điều đó chứng tỏ chúng ta phải có chính sách rất quyết liệt, có những định hướng chiến lược mới, mở ra con đường mới về nông nghiệp.
Có hai cách. Cách thứ nhất mà các nước hiện đại trên thế giới hiện nay đang làm là trợ cấp rất lớn cho nông nghiệp. Họ có nguồn thu ngân sách lớn từ công nghiệp và đô thị. Như Nhật Bản chẳng hạn, họ phát triển ở mức cao rồi. Chúng ta là một nước nghèo nhưng có rất nhiều lợi thế về nông nghiệp. Điều quan trọng là phải sắp xếp, chuyển đổi, tái cơ cấu nền kinh tế. Ví dụ, ở trên đồng ruộng này, nông dân sản xuất được rau, hoa màu, cây thuốc, hoa... thì tạo điều kiện cho người ta phát triển. Nói như thế không có nghĩa là dễ dàng, bởi đồng ruộng của chúng ta từ hàng ngàn năm nay đã được chuẩn bị sẵn để sản xuất lúa rồi. Thủy lợi, đường sá, mặt nước đều là để phục vụ cho cây lúa, bây giờ chuyển sang cây trồng khác phải có sự đầu tư đáng kể. Chưa nói đến cán bộ, thị trường...
Cách thứ hai là phải có một nền công nghiệp đủ sức hỗ trợ cho người nông dân có phân rẻ, thuốc BVTV rẻ, thức ăn chăn nuôi rẻ. Muốn thế thì phải sản xuất hàng hóa lớn, nông dân phải được tạo điều kiện mua đất rộng ra, thuê đất rộng ra hoặc xây dựng mô hình HTX. Chính sách đất đai phải có sự đột phá. Chúng ta vẫn còn ngần ngừ, vẫn còn bàn bạc, vẫn còn quanh quẩn quá nhiều trong cái cách suy nghĩ chật hẹp của sản xuất nhỏ.
Đây là một điều cảnh tỉnh cho chúng ta rằng thời gian không chờ đợi, cuộc sống không chờ đợi, chúng ta phải đột phá đi lên.

“Cử tri cần biết những con số thật“

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết “Cử tri cần biết những con số thật“
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


“Cử tri cần biết những con số thật“

Với sự bất cập giữa những con số được Chính phủ và các cơ quan chức năng đưa ra về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các đại biểu bày tỏ sự nghi ngờ về tính chính xác của nó. “Tôi nghĩ Quốc hội phải biết người dân có quyền được biết chuyện gì đang thật sự xảy ra ở đất nước mình”, một đại biểu bức xúc nói trước diễn đàn Quốc hội.
GDP của các địa phương luôn cao hơn gấp rưỡi, gấp đôi GDP quốc gia?
Không chỉ tại phiên họp công khai được, mà tại các phiên họp tổ, nhiều đại biểu đã băn khăn về mức độ chính xác của các chỉ tiêu trong Báo cáo của Chính phủ. Chỉ tiêu người lao động qua đào tạo, số giường bệnh đạt theo kế hoạch chỉ mang tính hình thức. Nhiều ý kiến băn khoăn với chỉ tiêu giảm nghèo, các chỉ tiêu về tỷ lệ thất nghiệp, tạo việc làm mới đạt được trong điều kiện kinh tế quá khó khăn như hiện nay.
Đại biểu
Đại biểu Nguyễn Văn Hiến - Bà Rịa - Vũng Tàu.
Có ý kiến phản ánh sự hoài nghi về tính xác thực trong đánh giá của Chính phủ về thị trường tài chính, tiền tệ, thông tin do các báo cáo của Chính phủ cung cấp cho đại biểu không sát với tình hình thực tế, số liệu không có tính thuyết phục… Một loạt những lĩnh vực khác mà  các đại biểu còn nghi ngờ về con số, cho rằng chủ yếu vẫn thiên về tô hồng, nặng thành tích.

Đại biểu Nguyễn Văn Hiến - Bà Rịa - Vũng Tàu, phân tích: Từ nhiều năm nay, chúng ta cứ chấp nhận một thực tế vô lý về số liệu GDP của các địa phương luôn cao hơn gấp rưỡi, gấp đôi GDP quốc gia.
Hay như số liệu về vấn đề nợ xấu, và tồn kho bất động sản có mức độ tin cậy rất thấp.
“Cuối năm 2012, Thống đốc ngân hàng Nhà nước cho rằng nợ xấu khoảng 10% trong khi thanh tra ngân hàng nhà nước cho rằng nợ xấu là 8,6%. Trong báo cáo tại kỳ họp này là 7,8%. Cùng thời gian Ủy ban giám sát tài chính đưa ra con số 11,8%. Tháng 3 năm 2013 ngân hàng nhà nước thông báo nợ xấu còn 6%”, vị đại biểu này nói.
Đại biểu đặt vấn đề, các số liệu của cơ quan quản lý và của Hiệp hội bất động sản của các tổ chức nghiên cứu là rất khác nhau 200.000 căn hay 40.000 căn, 83.000 tỷ đồng hay 40.000 tỷ đồng, nợ công bao nhiêu?. 55% GDP hay 95% như nghiên cứu của Ủy ban kinh tế của Quốc hội và liệu có an toàn?.
Tại sao mỗi năm hơn 50.000 doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động, số doanh nghiệp còn lại phải giảm quy mô hoạt động ít nhất 30%, vốn đầu tư toàn xã hội càng ngày càng giảm mà tạo việc làm mới cứ đều đặn hàng năm từ 1,5 đến 1,6 triệu người và tỷ lệ thất nghiệp hàng năm cứ giảm: Năm 2010: 2,8%; Năm 2011: 2,22%; Năm 2012: 1,99%. Những con số cứ như được cài đặt vậy, có tin được không?.
Khi các địa phương giải quyết khiếu nại đạt 85,61%; giải quyết tố cáo đạt 89% trong khi 77,51% khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai. Tin vào con số nào khi trong 10 ngày tết Bộ Y tế báo cáo có 25.000 người bị tai nạn, còn Ủy ban an toàn giao thông quốc gia là 700?.
Những con số thống kê trên được đại biểu Quốc hội liệt kê khiến nhiều người phải giật mình.
Đại biểu Võ Thị Hồng Thoại, Bạc Liêu, bày tỏ mong muốn: “Đề nghị Chính phủ làm rõ.  Số liệu báo cáo đúng đắn thì quyết định chính sách của chúng ta mới có thể mang lại sự đúng đắn, phù hợp, có hiệu quả hơn. Nếu chúng ta cố báo cáo cho đẹp số thì quyết định chính sách của chúng ta không được phù hợp, dẫn đến hậu quả của nó như thế nào thì chúng ta ai cũng có thể lường được”.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh: Cơ bản là chấp nhận được

Giải đáp băn khoăn về sự chính xác của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư đã lên tiếng. Ông bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ ý kiến của các đại biểu. Theo Bộ trưởng, sự bất nhất của các con số là do nó được tổng hợp bằng nhiều nguồn, chứ không thống nhất. Có thể là do tổng cục thống kê, cũng có thể là do các cơ quan tổng hợp theo ngành dọc từ địa phương lên.
“Tôi khẳng định về cơ bản, các số liệu chúng ta đang so sánh là cơ bản chấp nhận được.  Tuy nhiên, độ chính xác chưa cao. Nhiều số liệu phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của cơ sở. Nhiều số liệu khép kín, khiến chúng ta không có cơ sở để thẩm định được”, ông nói.
Bộ trưởng bộ Kế hoạch và đầu tư cũng khẳng định Tổng cục Thống kê là cơ quan khoa học. Các phương pháp mà Tổng cục Thống kê đang sử dụng phù hợp với chuẩn quốc tế”. Tuy nhiên, về phía các bộ, ngành còn sử dụng nhiều phương pháp chưa đúng chuẩn. Chúng tôi đang  tích cực để thu hẹp khoản vênh này", Bộ trưởng nói.
Nhật Thanh

Tham luận của Đại biểu Trương Trọng Nghĩa trước Quốc hội

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Tham luận của Đại biểu Trương Trọng Nghĩa trước Quốc hội
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Tôi có dịp làm quen với anh Nghĩa nhân chuyến công tác tại Bangkok 12.1998; thỉnh thoảng được đọc vài phát biểu của anh, tôi thấy rất kính trọng cái tâm trong sáng của anh. Nghe tin anh trúng cử ĐBQH, tôi đã gọi điện và hẹn sẽ gặp anh tại Hội trường QH, nhưng rồi tôi ra nước ngoài nên việc gặp không thành và cũng từ đó tôi không có dịp gặp lại. Đọc bài này càng kính trọng anh, nhất là qua câu kết của anh: "Thua kém có nhiều mức độ, nhưng lệ thuộc về kinh tế là sự thua kém đáng sợ nhất, nhất là khi nó đi kèm với mối đe dọa về chủ quyền lãnh thổ".
Tham luận của Đại biểu Trương Trọng Nghĩa trước Quốc hội
Đôi lời của ABS: Tối qua báo Tuổi trẻ đăng bài tham luận trước Quốc hội của Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, nhan đề ”Lo lắng kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc“. Tuy nhiên, so với bản gốc mà ông gửi cho các báo, bản trên Tuổi trẻ có thiếu vài đoạn. Do đó, chúng tôi xin đăng toàn văn bài tham luận này. Toàn bộ phần chữ có màu xanh là nguyên văn bản tham luận, riêng phần màu danh dương ở đầu không có trên Tuổi trẻ. Phần chữ có màu đen là Tuổi trẻ thêm vào so với bản mà chúng tôi có được.
Tuổi trẻ30/05/2013 21:12 (GMT + 7)
Lo lắng nhiều lĩnh vực của nền kinh tế đã và đang phụ thuộc vào Trung Quốc, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) đã có bài tham luận đăng ký phát biểu tại hội trường Quốc hội ngày 30-5.
1
Do không đủ thời gian, ông đã gửi tham luận đến Ban thư ký kỳ họp. TTO xin gửi đến bạn đọc bản tham luận này.

 Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa cho biết:
Kính thưa Quốc hội, kính thưa chủ tọa đoàn,
Tôi xin góp một số ý kiến như sau.
Các đại biểu QH, trong đó có tôi, với tinh thần chia sẻ khó khăn với Chính phủ, đã đem hết tâm huyết và trách nhiệm  để phân tích tình hình và đề ra giải pháp phát triển KT-XH cho năm 2013. Điểm nổi bật  là, tuy thừa nhận những nỗ lực và thành tựu của Chính phủ trong 2012 và 4 tháng đầu 2013, khá nhiều đại biểu cho rằng Báo cáo của Chính phủ không phản ánh đầy đủ và xác thực tình hình khó khăn, yếu kém, cả về những con số lẫn đánh giá, nhận định. Mặt khác, 8 giải pháp của Chính phủ nặng về liệt kê các đầu việc, các yêu cầu và mục tiêu phán đấu, không ít nội dung chỉ mới là những khẩu hiệu. Ban Thư ký đã có bản tổng hợp rất đầy đủ những ý kiến của đại biểu, rất mong Thủ tướng và các thành viên Chính phủ nghiên cứu kỹ các thông tin đó để vận dụng trong trọng trách của mình nhằm làm chuyển biến tình hình.
Tôi xin phép tập trung vào một điểm ít được nêu lên. Nhiều cử tri, doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế đã hết sức lo lắng về việc nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nước ta đã và đang phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc với tốc độ, qui mô và tính chất đáng báo động.
Về đầu tư xây dựng, nhà thầu Trung Quốc đã thắng thầu nhiều (thậm chí phần lớn) dự án lớn, chủ yếu dựa vào tiêu chí giá rẻ, và những cam kết “muốn gì có nấy”, về sau mới thấy công nghệ, nhân lực và cả nguồn vốn của họ đều không đạt yêu cầu.
Thương lái TQ xâm nhập sâu vào các vùng miền nước ta, chi phối thị trường bằng các thủ thuật giá, thu mua với giá rẻ những mặt hàng để lại tác hại nhiều mặt cho chúng ta (như vụ mua cây trâm cổ ở Quảng Ngãi). Có những thứ không biết họ mua để làm gì. Nông sản, thực phẩm  và hàng công nghiệp TQ giá rẻ tràn ngập nước ta mà không bị kiểm soát về chất lượng và vệ sinh, an toàn, thậm chí có những mặt hàng dán mác VN. Có trường hợp dán cờ TQ lên hàng hóa bày bán trong siêu thị Việt Nam, mà chẳng dán cờ của nước nào khác, kể cả cờ VN. Hình cờ TQ dùng minh họa trong sách học đánh vần trong nhà trường VN, với lý do sách dịch từ TQ nên phải in cờ họ.
Do sức cạnh tranh giảm sút, thiếu công nghiệp hỗ trợ, ngày càng nhiều doanh nghiệp VN phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu đầu vào và cả công nghệ thấp của TQ, bởi vì giá rẻ, cách mua bán linh hoạt, và VN thiếu rào cản kỹ thuật rào, quản lý cửa khẩu lỏng lẻo. Trước tình hình kinh tế suy thoái, đang có sự e ngại về việc VN có thể trở thành bãi đáp công nghệ thấp cho các nhà đầu tư TQ, vì giá lao động rẻ, và quản lý dễ dãi về an toàn, vệ sinh, môi trường.
Đã có sự báo động là một số ngành công nghiệp VN có thể sẽ nhường chỗ cho doanh nghiệp TQ trên sân nhà. Có chuyên gia cung cấp số liệu là trong khi nước ta xuất siêu trong năm 2012, thì chúng ta lại nhập siêu trên 16 tỷ đô la từ TQ. Có thể nói, mọi nỗ lực và thành tích của chúng ta trong hơn hai thập kỹ qua trong việc đa phương hóa, đa dạng hóa đầu tư, thương mại, công nghệ và thị trường đang có nguy cơ bị xóa sổ.
Tôi cho rằng, chúng ta chưa điều tra và nắm rõ  đầy đủ số liệu, thông tin về sự phụ thuộc của nền kinh tế VN vào nền kinh tế TQ, nhất là  trong lĩnh vực đầu tư tài chính, mua bán công ty khi những thương vụ ấy diễn ra ngoài quốc gia. Sự lệ thuộc về kinh tế, nếu không có giải pháp đối phó, sẽ được sử dụng để phối hợp nhịp nhàng với cuộc đấu tranh về chủ quyền lãnh thổ trong tình huống cần thiết. Khi Trung Quốc uy hiếp tàu cá Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta, như báo chí đưa tin sáng nay, thì nguy cơ này càng hiển hiện.
Trong thế giới ngày nay, dù toàn cầu hóa và hội nhập ở mức độ cao, tình trạng “mạnh được yếu thua”, “khôn sống mống chế” vẫn tồn tại và thách thức. Vì vậy, nhất là đối với các nước nhỏ yếu, hội nhập phải đi đôi với tăng sức cạnh tranh và bảo hộ hợp lý, nếu không thì chúng ta sẽ thua trên chính sân nhà. Đó là lời cảnh báo chuẩn xác cách đây gần hai mươi năm, khi chúng ta gia nhập AFTA, sau đó là WTO.
Thua kém có nhiều mức độ, nhưng lệ thuộc về kinh tế là sự thua kém đáng sợ nhất, nhất là khi nó đi kèm với mối đe dọa về chủ quyền lãnh thổ. 
Rất mong Chính phủ sớm có giải pháp để khẩn trương, kịp thời ứng phó trước mắt, đồng thời có đối sách mang tính căn cơ, chiến lược lâu dài”. 
Xin cám ơn Quốc hội.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa
http://anhbasam04.wordpress.com/2013/05/31/tham-luan-cua-dai-bieu-truong-trong-nghia-truoc-quoc-hoi/#more-5715

'Tôi sẽ nhận làm Luật Biểu tình'

   ĐBQH TP Hồ Chí Minh, luật sư Trương Trọng Nghĩa, người vừa "đăng ký" nhận soạn Luật Biểu tình cho Quốc hội chia sẻ. 
Thảo luận tổ về chương trình xây dựng luật của QH năm tới, ông đề xuất sẽ đứng ra nhận soạn Luật Biểu tình, vậy ông đã kịp tìm hiểu quy trình, thủ tục và các bước tiến hành chưa?
- Tôi đã tìm hiểu. Quy trình này cũng rất rắc rối.
Đứng ở phương diện cá nhân, tôi có thể vận động các hội viên trong Liên đoàn Luật sư góp công, góp sức để xây dựng dự thảo Luật Biểu tình đúng theo Hiến pháp. Thời gian dự kiến có thể trong khoảng từ 3 - 6 tháng.
Song nếu tuân thủ theo đúng quy trình thì tôi sẽ phải nộp báo cáo đề cương, rồi tham gia đi điều tra khảo sát đánh giá tác động của việc trước khi/sau khi thông qua dự án luật này.  Mà tiến hành điều tra khảo sát này là vượt quá tầm cá nhân 1 đại biểu.
Luật biểu tình, Quốc hội, Hiến pháp, sáng quyền lập pháp
ĐBQH TP Hồ Chí Minh, luật sư Trương Trọng Nghĩa
Tất nhiên, đi điều tra khảo sát là việc làm đúng thôi. Chẳng hạn nhiều luật muốn xây dựng được thì phải có nghiên cứu đánh giá kỹ, điều tra sâu.  Nhưng cũng có những dự án không cần thiết phải làm đến mức như thế vì thực tế đã đặt ra yêu cầu rồi.
Như vậy các quy định pháp lý hiện nay đã tạo cơ sở thuận lợi nhất cho từng nghị sĩ trình bày sáng kiến lập pháp chưa thưa ông?
- Hiện nay thì từng ĐBQH đều có quyền sáng kiến lập pháp. Nhưng sau  khi nghiên cứu tôi cho rằng quy trình các bước đưa ra vẫn còn phức tạp.
Trong khi đó, nếu đề xuất của tôi được QH chấp thuận thì tôi sẽ trình dự thảo, sau đó các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục nghiên cứu, xem xét rồi đưa ra QH thảo luận. Các nghiên cứu của tôi dựa trên cơ sở nghiên cứu pháp luật các nước và đối chiếu với pháp luật hiện hành của Việt Nam. Còn riêng khâu điều tra khảo sát đi tìm hiểu là riêng cá nhân từng ĐB không thể nào làm được.
Nghĩa là ông cũng đã có sự chuẩn bị để sẵn sàng bắt tay vào kế hoạch?
- Tôi sẽ chuẩn bị tất cả mọi thứ. Sẽ phải dành thời gian, công sức để  nghiên cứu. Thực ra, chính các cơ quan của Quốc hội cũng đã nghiên cứu về vấn đề này rồi chứ không phải chưa từng làm.
Ngoài các chuyên gia pháp lý thì ngay các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực họ cũng đã nghiên cứu rồi. Chỉ cần người đứng ra tập hợp các nghiên cứu này lại là ta có thể xây dựng được một dự án  luật phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của  Hiến pháp. Tôi cho là không có gì không thể làm được.
Đề xuất của ông có nhận được sự ủng hộ của cơ quan Quốc hội?
- Như hôm nọ khi thấy Luật Biểu tình không có tên trong chương trình xây dựng chương trình luật, pháp lệnh năm 2014 của QH thì tôi nêu ý kiến là nếu có nhiều luật quá, QH không làm kịp, không có đủ kinh phí, thời gian để làm thì tôi xin thưa, cá nhân tôi sẽ nhận đứng ra vận động mọi người.
Vừa qua khi thảo luận tổ về dự thảo Hiến pháp sửa đổi, có một số đại biểu cho rằng nếu vẫn chưa soạn các dự án luật như Luật Biểu tình, Luật trưng cầu dân ý thì Hiến pháp dù có thông qua vẫn chỉ là một bản Hiến pháp treo?
- Theo tinh thần Hiến pháp hiện hành thì Quốc hội còn đang nợ nhân dân những luật rất cấp thiết như Luật biểu tình, Luật trưng cầu dân ý.
Luật biểu tình, Quốc hội, Hiến pháp, sáng quyền lập pháp 
Đặt giả thiết nếu chúng ta có được Luật trưng cầu dân ý rồi thì rõ ràng đến thời điểm sửa Hiến pháp này chúng ta có thể đem ra trưng cầu dân ý về Hiến pháp sửa đổi hoặc trưng cầu dân ý một số nội dung khác như đổi tên nước...
Xin nói thêm, nếu chỉ là vấn đề xoay quanh các luật về biểu tình, về trưng cầu dân ý, về lập hội thì có lẽ cũng không cần phải sửa Hiến pháp làm gì bởi thực tế Hiến pháp hiện nay cũng đã đưa ra các quy định đó rồi.
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (1953), Phó Chủ tịch, Ủy viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Phó Chủ nhiệm đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh; Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
Mà món nợ về Luật biểu tình là món nợ ít nhất là từ năm 1959 cho đến nay.
Vào tháng 9/1945 Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 31 ngày 13/9  yêu cầu giữ quyền biểu tình của người dân, hồi đó gọi là quyền tự do hội họp. Chỉ yêu cầu báo trước 24 tiếng đồng hồ.
Bây giờ cơ quan chức năng phải trả lời là sắc lệnh này của Hồ Chí Minh có bị hủy bỏ chưa. Điều đáng nói là trong bối cảnh chính quyền còn non trẻ, thù trong giặc ngoài, dân trí còn thấp mà Hồ Chủ tịch không hủy bỏ quyền đó. Vậy không có lý do gì mà thời điểm ngày nay lại không tiếp tục thể chế hóa quyền đó của người dân.
Hơn nữa, chính Thủ tướng cũng đã đề nghị ban hành luật này từ kỳ họp trước. Qua trao đổi với một số anh em công an, nhiều anh em họ cũng mong có Luật Biểu tình để dễ quản lý và đáp ứng mong mỏi của người dân. Với công cụ hiện nay quản lý không phù hợp, quy định đã lỗi thời, dễ đánh đồng giữa việc người dân biểu tình chính đáng đòi hỏi quyền lợi cho mình với việc tụ tập đông người, gây rối an ninh trật tự. Chúng ta đã nợ Luật Biểu tình quá lâu rồi, cần phải ban hành càng sớm càng tốt".
Lê Nhung

“Điều hành kinh tế như đang trên dây”

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết “Điều hành kinh tế như đang trên dây”
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


“Điều hành kinh tế như đang trên dây”
“Nền kinh tế đang rất khó khăn nên việc điều hành kinh tế lúc này như đang “trên dây”, làm sao phải giữ được sự thăng bằng giữa tăng trưởng và lạm phát thì mới có thể đi hết chặng đường năm 2013”, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, nêu quan điểm.
Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu đều thể hiện sự “sốt ruột” về sự trì trệ của nền kinh tế và theo họ, đã đến lúc không cần phải quá lo cho lạm phát để tập trung cho tăng trưởng. Xin cho biết quan điểm của ông?
Tôi cho rằng lúc này chúng ta đừng nghiêng về một phía nào cả.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển

 nói việc chặn tốc độ lạm phát “không nên quá đột ngột”...
Nền kinh tế đang rất khó khăn, nên việc điều hành kinh tế lúc này như đang “trên dây”, làm sao phải giữ được sự thăng bằng giữa tăng trưởng và lạm phát thì mới có thể đi hết chặng đường năm 2013.
Nếu chúng ta sốt ruột nên nghiêng về tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm đúng mức đến lạm phát hoặc ngược lại, chỉ tập trung vào kiềm chế lạm phát mà không nghĩ đến tăng trưởng kinh tế thì đều không ổn. Quan trọng là phải giữ được cân bằng.
Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta phải chấp nhận một mức lạm phát có thể tương đương như năm 2012 để có thể đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012.


“Điều hành kinh tế như đang trên dây”. Cần phải đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô lên hàng đầu, phải chặn lại tốc độ lạm phát. Tuy nhiên, đây là câu chuyện phải làm từ từ, chứ cũng không nên quá đột ngột như thời gian qua. Ông Phùng Quốc Hiển

Tôi cho rằng trong điều kiện hiện nay, chúng ta khó có thể kỳ vọng đạt được mục tiêu Quốc hội đã thông qua là GDP tăng 5,5%, một mức khả thi có thể đạt được là tăng khoảng 5,2%.

Đại biểu Quốc hội cũng còn cho rằng việc điều hành lạm phát như năm 2012 và 5 tháng đầu năm nay không còn là thành tích vì thực chất, chỉ vì người dân quá thắt lưng buộc bụng nên CPI không thể nhích lên?
Vấn đề này cũng nên được xem xét một cách công bằng hơn, nếu nói hoàn toàn lạm phát thời gian qua không có công sức điều hành của Chính phủ thì cũng không hẳn, nhưng cũng không hoàn toàn do điều hành tốt nên lạm phát giảm.
Những tháng gần đây, CPI của cả nước cũng như tại những thành phố lớn đều có xu hướng giảm. Trong trường hợp này, CPI giảm một mặt phản ánh rằng chúng ta đã kiềm chế tốt lạm phát, nhưng mặt khác cũng cho thấy sự suy giảm về sức mua của nền kinh tế.
Về mục tiêu kiềm chế lạm phát của năm ngoái và năm nay, Quốc hội đặt ra mục tiêu lạm phát dưới một con số trên cơ sở phân tích rằng, nền kinh tế của nước ta do lạm phát luôn ở mức cao, có nhiều bong bóng trong các lĩnh vực như tài chính, chứng khoán, bất động sản... làm kinh tế vĩ mô bất ổn.

Vì vậy, cần phải đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô lên hàng đầu, phải chặn lại tốc độ lạm phát. Tuy nhiên, đây là câu chuyện phải làm từ từ, chứ cũng không nên quá đột ngột như thời gian qua. Năm 2012, CPI chỉ tăng 6,81%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 18,13% của năm 2011. Nền kinh tế đang lạm phát cao mà chặn lại xuống còn 6,81% cũng không phải là một sự thành công.

Chính phủ hiện cũng đang tỏ ra hết sức nỗ lực và tích cực để thúc đẩy tăng trưởng, thông qua việc đưa ra hàng loạt các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng gần như giải pháp nào, cũng đều bị “chê”. Vậy theo ông, việc cứu doanh nghiệp cần làm thế nào cho thực sự hiệu quả?

Theo tôi, muốn các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thực sự hiệu quả, thì phải hiểu đúng được đâu là thứ doanh nghiệp cần. Hiện, có ba thứ doanh nghiệp đang rất cần. Đó là vốn - được coi như “máu” của doanh nghiệp. Nguồn vốn của doanh nghiệp hiện nay chủ yếu dựa vào tín dụng của ngân hàng, Nhưng nguồn vốn tín dụng đang bị một điểm nghẽn là nợ xấu, được ví như cục máu đông.

Vậy thì Chính phủ phải làm sao định hướng ngân hàng “giải phẫu” cục máu đông này: có phân loại, có những khoản phải khoanh nợ, giãn nợ, thậm chí có những khoản phải chấp nhận gạt sang một bên để tiếp tục cho doanh nghiệp có khả năng phát triển vay vốn.
Ngân hàng cần đặt mục tiêu: cứu doanh nghiệp cũng như cứu mình thì mới giải quyết được tình trạng này, chứ không như vừa qua, nhiều ngân hàng chỉ tập trung thu nợ mà không tính toán đầy đủ đến chuyện phải để vốn để doanh nghiệp sống.

Cùng đó, chúng ta cũng cần phân tích rõ, nợ xấu hình thành từ đâu? Rõ ràng, nợ xấu có sự góp phần từ đầu tư cho bất động sản, từ nợ xây dựng cơ bản. Đây là một cái nút cần tháo gỡ.

“Điều hành kinh tế như đang trên dây” 2Nhiều doanh nghiệp nói rằng không cần Nhà nước hỗ trợ gì cả nhưng Nhà nước phải minh bạch về cơ chế, chính sách, phải đảm bảo chính sách, hàng rào kỹ thuật ổn định. Ông Phùng Quốc Hiển

Vừa qua, chính sách của chúng ta đã và đang tập trung hỗ trợ cho bất động sản có thể bán được – cũng là cách để xử lý nợ xấu. Ngoài ra, cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể tạo vốn. Các chính sách về giảm thuế vừa qua chính là hình thức để tạo vốn cho doanh nghiệp.

Cái cần thứ hai là về thị trường. Thị trường cũng là một trong những điều kiện đảm bảo sự sống còn của doanh nghiệp.
Chính phủ phải làm thế nào để thúc đẩy được sức mua, nếu cứ bỏ mặc cho việc hàng hóa doanh nghiệp làm ra để bán trên thị trường mà thị trường bị chậm, sức mua giảm và chỉ coi đó như là việc của doanh nghiệp thì rất khó cải thiện tình hình. Phải có bàn tay của Nhà nước để kích hoạt tất cả các thị trường thông qua các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa.

Chẳng hạn, Chính phủ có các động thái kích hoạt cho thị trường bất động sản là rất nên làm. Hay kích hoạt thị trường bằng cách thực hiện tuyên truyền, vận động mạnh mẽ hơn để người Việt Nam dùng hàng Việt Nam...

Cái cần thứ ba của doanh nghiệp là các cơ quan nhà nước cần bảo đảm một khuôn khổ pháp lý ổn định. Nhiều doanh nghiệp nói rằng không cần Nhà nước hỗ trợ gì cả nhưng Nhà nước phải minh bạch về cơ chế, chính sách, phải đảm bảo chính sách, hàng rào kỹ thuật ổn định. Nếu không ổn định thì doanh nghiệp cũng không thể nào tính toán hiệu quả đầu tư, sản xuất kinh doanh.

(VnEconomy)

Quần áo bộ đội, công an cho trẻ tràn ngập vỉa hè

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Quần áo bộ đội, công an cho trẻ tràn ngập vỉa hè
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Đất nước đến hồi kỳ lạ thế này. Đến trong chiến tranh cũng chưa bao giờ có chuyện học sinh đua nhau vào học trường công an, quân đội và trẻ em vừa thôi bú tí mẹ là đã được mặc quân phục. Phải chăng chuẩn bị đến hồi súng đạn thực sự lên ngôi ? Không biết có bộ quân phục cấp đại tướng nào bán không để mua làm quà sinh nhật cho thằng cháu 2 tuổi ?
Quần áo bộ đội, công an cho trẻ tràn ngập vỉa hè
Những bộ quân phục cảnh sát, công an, bộ đội đặc công... được bày bán trên nhiều con phố ở Sài Gòn với giá từ 100.000 đồng. Quân phục nhái này phần lớn dành cho trẻ em dưới 5 tuổi.
Một cửa hàng quần áo trên đường Lũy Bán Bích, Tân Thành (quận Tân Phú) bán nhiều loại quân phục khác nhau. Theo chủ cửa hàng, những bộ đồ này may lại cho trẻ em dựa trên thiết kế các mẫu quân phục hiện hành.
Nhiều địa điểm bán rong trên đường Hoàng Văn Thụ (Phú Nhuận) 
cũng treo bán quần áo và cả gậy điều khiển giao thông.

Theo chủ các cửa hàng, quân phục nhái này phần lớn dành cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Quần áo mô phỏng trang phục của cảnh sát giao thông hay bộ đội 
được may tỉ mỉ, có cả quân hàm có gắn sao, vạch tương tự mẫu thật.

Những phụ kiện như súng và gậy hướng dẫn 
giao thông cũng được trang bị đầy đủ theo bộ.

Nón công an, cảnh sát giao thông cũng được "nhái" lại với thiết kế đơn giản.

Giá của mỗi bộ quân phục này chỉ 100.000 - 150.000 đồng tùy loại. Anh Nguyễn Quang Duy (quận Tân Bình) cho biết, anh mua để chiều cậu con trai 5 tuổi, rất thích mặc đồ cảnh sát giao thông.

Theo các chủ hàng tại TP HCM, những bộ trang phục này 
được may ở các cơ sở lân cận, bỏ mối vào thành phố.

Ông Nguyễn Trung Bính, Phó chi cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết, theo quy định hàng quân trang bị cấm kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ cấm kinh doanh mặt hàng quân trang dành cho người lớn còn đối với quần áo trẻ em chưa có quy định. Thực chất những trang phục dành cho trẻ em không gây nhầm lẫn cho xã hội, xét về mức độ nguy hại là không có. Việc cho trẻ em mặc bộ quần áo giống bộ đội, cảnh sát là cách trang bị nhận thức ban đầu cho trẻ em, không nhất thiết phải điều chỉnh mà chỉ cần quản lý cho kinh doanh sản phẩm tốt có chất lượng.

Nhật Anh - Thi Hà

Bộ ảnh 'đừng bắt nạt em' gây sốt

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Bộ ảnh 'đừng bắt nạt em' gây sốt
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Bộ ảnh 'đừng bắt nạt em' gây sốt
Bộ ảnh trẻ em nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 của thạc sĩ tâm lý 
Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu gợi nhớ về thời 'trẻ trâu' của mỗi người. 
Bộ ảnh được thực hiện nhân ngày quốc tế thiếu nhi sắp tới. 11 bức hình là 11 cung bậc cảm xúc thay lời muốn nói của người anh, người chị với những đứa em.
Theo thầy Hiếu, món quà này như một lời hối lỗi của 
anh, chị vì đôi lúc vô tâm, bỏ mặc em mình.

Hình ảnh minh họa ngộ nghĩnh do chính giảng viên 
ĐH Sư phạm TP HCM và bạn bè thực hiện.

Chia sẻ trên Facebook, thầy Khắc Hiếu viết: 'Hãy chơi với em, thay vì dành tất cả thời gian rảnh cho game, facebook. Không có ta, game không bị cô đơn. Không có ta, facebook còn cả nghìn người khác. Nhưng em của mình, nó chỉ có bạn là anh chị mà thôi'.

Đề cập đến thực trạng hiện nay, giảng viên trẻ tâm sự, đôi khi vì cuộc sống hàng ngày, chúng ta vô tình thờ ơ, bỏ mặc, hắt hủi con em mình vì những điều không quan trọng khác (game, facebook, chat, online…). Bố mẹ hay bán con cho những 'bảo mẫu công nghệ' và không bao giờ chịu xỏ chân vào giày con trẻ để hiểu những cảm xúc và khao khát tình cảm của con.

Theo thầy Hiếu, đôi khi anh em gặp nhau là đánh lộn, chị em hễ gặp là nước lửa cãi nhau là vì ta chưa biết mềm mại với em, hoặc tình cảm của ta dành cho chúng chưa đủ lớn. Ai yêu quý trẻ con thật sự sẽ cảm nhận được tình cảm mà chúng dành cho bạn trong sáng và to lớn biết bao.

Như một lời cảnh báo, thạc sĩ tâm lý khuyên các bậc phụ huynh, những người anh, chị rằng đừng bao giờ để công việc làm tổn thương con, tiền không thể lấp đầy trái tim của chúng. Thời gian cũng không thể nào xóa sạch những ký ức đau thương như việc giặt sạch một vết bùn vây trên áo trắng. Bạn bè thì có nhiều, công việc mất đi thì có thể tìm lại nhưng đứa con ấy, ta chỉ có một mà thôi.

Giảng viên Khắc Hiếu cho biết thêm, ý tưởng bộ ảnh cũng xuất phát từ những kỷ niệm ngày xưa với em gái. 'Hồi đó còn giành uống đá bào sirô với em nữa. Giành đồ chơi, truyện Doremon... Giờ nghĩ lại hối hận làm sao...', thầy Hiếu chia sẻ.

Bộ ảnh 1/6 của thầy Hiếu nhận được nhiều comment đồng cảm của cộng đồng. Phần lớn bình luận cảm thấy như có một phần mình trong đó. Bên dưới những bức ảnh là hàng loạt kỷ niệm chia sẻ của các nickname.

Xem xong ảnh, nickname Tung viết: 'Mình rất ít đánh em mà mỗi lần đánh thì.... Giờ lớn rồi muốn cũng không được hihi'. Chia sẻ bức xúc của mình, nickname Đăng Khôi cho hay: 'Dạy em mà không chịu nghe thi ức chế lắm thầy ơi'. Với Tran Nghia, dù nhiều lúc ưng chơi với em nhưng chỉ gần nhau được một lúc và có cãi vã.

Ngoài những kỷ niệm, độc giả còn không quên cảm ơn thầy Hiếu đã chia sẻ cảm xúc. 'Sắp tới em sẽ có em trai rồi nên cần biết một chút để sau này hai anh em thương nhau hơn, mà có cãi nhau hay đánh lộn thì đó cũng là một kỷ niệm đáng nhớ!', nickname Hải Tặc Lucci viết.

Bình Minh
Ảnh: Facebook Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu