Ngày Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Đề xuất thu phí đường bộ qua lốp xe
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Tại chương trình “Giải pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả kinh doanh và an toàn giao thông trong hoạt động vận tải hàng hóa”, do Bộ GTVT và Hiệp hội Vận tải Hàng hóa TPHCM tổ chức ngày 30/5, một số doanh nghiệp vận tải đã nêu đề xuất việc nộp phí đường bộ qua lốp xe.
Ông Hà Thanh Sơn, Giám đốc Cty Vận tải Sơn Hà (Bình Dương), cho rằng việc thu phí sử dụng đường bộ (SDĐB) qua lốp xe là phù hợp vì các phương tiện giao thông đều sử dụng lốp. Sử dụng cầu đường nhiều, lốp mau hỏng, phải mua nhiều, có nghĩa là doanh nghiệp vận tải (DN) phải nộp phí cao nếu thường xuyên sử dụng cầu đường bộ.
“Thu phí SDĐB hiện nay như đánh cá bằng tay. Tại sao chúng ta không đánh cá bằng lưới?”, ông Sơn đặt vấn đề.
Ngoài ra, các DN cho rằng, buộc nộp phí SDĐB trên mỗi rơ-mooc là bất hợp lý vì rơ-mooc không động cơ, vận hành đồng thời với đầu kéo. Do quy trình thông quan đối với hàng container kéo dài từ 24-48 tiếng, chủ hàng yêu cầu xe đến trước 24 tiếng để không bị lỡ thời gian xếp hàng, kiểm hóa nên DN thường phải trang bị khoảng 3 rơ-mooc trên mỗi đầu kéo.
“Chúng tôi có 33 xe đầu kéo nhưng phải trang bị gần 100 sơ mi rơ-mooc. Từ khi nộp phí SDĐB, mỗi tháng, DN bị thiệt hại 32 triệu đồng. Phí SDĐB bản chất là biến phí, có sử dụng cầu đường bộ mới nộp nhưng hiện nay trở thành định phí. Xe chưa vận chuyển hàng đã nộp phí trước”, ông Sơn nói.
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hàng hóa TPHCM (HHVT) Bùi Văn Quản kiến nghị Nhà nước thu phí SDĐB qua xăng dầu và thu hằng tháng, thay vì thu theo kỳ kiểm định xe (sáu tháng đến ba năm) như hiện nay để tránh tình trạng nhiều DN phải vay tiền ngân hàng, trả lãi hằng tháng để ứng trước tiền phí cho Nhà nước.
“Thu phí SDĐB hiện nay như đánh cá bằng tay. Tại sao chúng ta không đánh cá bằng lưới?”, ông Sơn đặt vấn đề.
Ngoài ra, các DN cho rằng, buộc nộp phí SDĐB trên mỗi rơ-mooc là bất hợp lý vì rơ-mooc không động cơ, vận hành đồng thời với đầu kéo. Do quy trình thông quan đối với hàng container kéo dài từ 24-48 tiếng, chủ hàng yêu cầu xe đến trước 24 tiếng để không bị lỡ thời gian xếp hàng, kiểm hóa nên DN thường phải trang bị khoảng 3 rơ-mooc trên mỗi đầu kéo.
“Chúng tôi có 33 xe đầu kéo nhưng phải trang bị gần 100 sơ mi rơ-mooc. Từ khi nộp phí SDĐB, mỗi tháng, DN bị thiệt hại 32 triệu đồng. Phí SDĐB bản chất là biến phí, có sử dụng cầu đường bộ mới nộp nhưng hiện nay trở thành định phí. Xe chưa vận chuyển hàng đã nộp phí trước”, ông Sơn nói.
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hàng hóa TPHCM (HHVT) Bùi Văn Quản kiến nghị Nhà nước thu phí SDĐB qua xăng dầu và thu hằng tháng, thay vì thu theo kỳ kiểm định xe (sáu tháng đến ba năm) như hiện nay để tránh tình trạng nhiều DN phải vay tiền ngân hàng, trả lãi hằng tháng để ứng trước tiền phí cho Nhà nước.
Chen chúc nộp phí sử dụng đường bộ ở TPHCM.
“Thu qua xăng dầu, căn cứ kê khai thuế và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu, cơ quan thuế dễ dàng khấu trừ phí đối với các đơn vị, cá nhân sử dụng xăng dầu, nhưng không sử dụng cầu đường bộ. Nộp phí hằng tháng, DN không chịu áp lực về tài chính trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay, đồng thời được hồi tố nếu nộp oan”, ông Quản nói.
Ông Đỗ Xuân Phú, Giám đốc Cty Vận tải Minh Liên, nói: Xe bị tai nạn, ngưng hoạt động vẫn phải đóng phí. Nhà nước quy định DN được khấu trừ phí nếu ngừng trên 30 ngày, nhưng cái khó hiện nay là không có chứng cứ chứng minh xe ngừng hoạt động.
Phó Chủ tịch HHVT Đinh Nam Dinh băn khoăn: DN nộp phí SDĐB cùng lúc cho nhiều phương tiện chỉ được cấp một tờ phiếu thu (hóa đơn). Hiện nay, các đơn vị phải photocopy bản chính thành nhiều bản, đóng dấu “sao y bản chính” của đơn vị rồi giao cho các tài xế và phập phồng lo bị bắt bí nếu xe bị kiểm tra trên đường.
Bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ GTVT, cho biết sẽ xem xét, kiến nghị lãnh đạo Bộ GTVT giải quyết vướng mắc theo hướng quy định nhiều thời hạn nộp phí để DN chủ động chọn cách nộp phí phù hợp.
Ông Đỗ Xuân Phú cảnh báo: “Tôi thấy xe chở quá khổ, quá tải chạy lên cầu vượt Thủ Đức (TPHCM) mà rùng mình vì cây cầu bị rung chuyển. Lẽ ra, các đơn vị nên nhắc nhở tài xế, nếu chở quá tải, quá khổ thì đi bên dưới để tránh nguy cơ sập cầu”.
Ông Đỗ Xuân Phú, Giám đốc Cty Vận tải Minh Liên, nói: Xe bị tai nạn, ngưng hoạt động vẫn phải đóng phí. Nhà nước quy định DN được khấu trừ phí nếu ngừng trên 30 ngày, nhưng cái khó hiện nay là không có chứng cứ chứng minh xe ngừng hoạt động.
Phó Chủ tịch HHVT Đinh Nam Dinh băn khoăn: DN nộp phí SDĐB cùng lúc cho nhiều phương tiện chỉ được cấp một tờ phiếu thu (hóa đơn). Hiện nay, các đơn vị phải photocopy bản chính thành nhiều bản, đóng dấu “sao y bản chính” của đơn vị rồi giao cho các tài xế và phập phồng lo bị bắt bí nếu xe bị kiểm tra trên đường.
Bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ GTVT, cho biết sẽ xem xét, kiến nghị lãnh đạo Bộ GTVT giải quyết vướng mắc theo hướng quy định nhiều thời hạn nộp phí để DN chủ động chọn cách nộp phí phù hợp.
Ông Đỗ Xuân Phú cảnh báo: “Tôi thấy xe chở quá khổ, quá tải chạy lên cầu vượt Thủ Đức (TPHCM) mà rùng mình vì cây cầu bị rung chuyển. Lẽ ra, các đơn vị nên nhắc nhở tài xế, nếu chở quá tải, quá khổ thì đi bên dưới để tránh nguy cơ sập cầu”.
Ông Hà Thanh Sơn nói: “Thỉnh thoảng, chủ hàng ép chở nặng, ruột gan cồn cào, vì sợ mất khách vẫn phải chạy, lén lút ban đêm. Công ty tôi hiện có bốn lái xe đang bị giam bằng vì chở quá tải”. |
Theo Phạm Lê Thư (Tiền Phong)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét