Ngày Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Đường dây rửa tiền quốc tế vào Việt Nam
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Đã có nhiều vụ án cá độ, rửa tiền xuyên quốc gia đã bị phát hiền và nhiều đối tượng người Việt Nam và nước ngoài bị bắt giữ vì tham gia vào các đường dây này.
Trong tháng 1/2013, Cục Cảnh sát hình sự- Bộ Công an (C45B) đã triệt phá đường dây tổ chức đánh bạc, đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá qua mạng Internet trên 2 trang www.sbobet.com, www.ibet888.net.
Đây là đường dây cá độ bóng đá quốc tế do Trần Văn Đĩnh (tức Điền, 29 tuổi, quận Tân Bình, TPHCM) cầm đầu, được cho là có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với những giao dịch hằng đêm lên đến hàng triệu USD.
Đường dây này được tổ chức hết sức chặt chẽ, mạng lưới chân rết có mặt hầu khắp các tỉnh, thành trên cả nước, được phân cấp theo hạng đại lý cấp 1, đại lý cấp 2… hoạt động nhiều năm nay. Đứng đầu các đại lý cấp 1 là những tay chân thân tín của Đĩnh có nhiệm vụ tổ chức, ghi độ, thanh toán, thu nợ tiền độ, sử dụng tài khoản cá cược trên hai trang www.sbobet.com, www.ibet888.net.
Thủ đoạn của băng nhóm này là núp bóng dưới danh nghĩa Công ty TNHH Hồng Ngọc Sài Gòn- chuyên sản xuất và kinh doanh vỏ gỗ các loại điện thoại di động cao cấp, địa điểm hoạt động đặt bên trong quán càphê RubyNd ở số 129 Bành Văn Trân, P.7, Q.Tân Bình.
Tin tặc quốc tế ăn cắp dữ liệu, lừa tiền DN
Đường dây hoạt động dưới hình thức nhiều đối tượng người nước ngoài đã xâm nhập vào địa chỉ email của một số doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài. Chúng tạo email khác gần giống với email của doanh nghiệp Việt Nam, rồi gửi cho đối tác nước ngoài; hướng dẫn chuyển tiền vào tài khoản khác do chúng mở tại Việt Nam để chiếm đoạt.
Ngày 25/9/2012, Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen ở TP.HCM ký hợp đồng bán gần 160 tấn tôn lạnh trị giá 144.677 USD cho Công ty KHPRoofing ở Malaysia, số tiền ứng trước là 29.140 USD. Đến ngày 29/10, nhân viên của Hoa Sen gửi mail cho đối tác và gửi kèm theo hóa đơn bán hàng, yêu cầu chuyển số tiền còn lại là 115.537 USD vào tài khoản 028137… Trong quá trình trao đổi, email trên đã bị một số người nước ngoài xâm nhập đánh cắp toàn bộ dữ liệu giao dịch.
Từ đó, nhóm người này đã sử dụng email có chi tiết gần giống với địa chỉ email của nhân viên Công ty Hoa Sen để gửi cho KHPRoofing và yêu cầu chuyển số tiền 115.537 USD vào tài khoản cá nhân của Dương Anh Nhung (20 tuổi, ngụ Q.8) tại Ngân hàng Đông Á, Phòng giao dịch Q.8. Nhận được mail, Công ty KHPRoofing đã chuyển số tiền trên vào tài khoản của Nhung. Cơ quan CSĐT (PC46) phát hiện nên đã phong tỏa tài khoản này.
Khi Nhung đến ngân hàng làm thủ tục rút tiền thì bị cơ quan điều tra mời về trụ sở làm việc. Nhung khai nhận: Vào khoảng năm 2010, thông qua Facebook, đã quen với một người da đen tên là Ugo, Ugo viện cớ người nước ngoài không mở tài khoản ngân hàng tại Việt Nam được nên nhờ Nhung đứng tên mở tài khoản giùm. Ugo là người Nigeria, Ugo khai có quen với Chima, người Mỹ, đang ở Hà Nội và người này nhờ Ugo mở tài khoản, khi có tiền chuyển vào thì rút đưa cho Chima. Chima lại khai có người bạn tên là Cris hiện ở Nigeria xin số tài khoản để chuyển tiền vào và nhờ nhận giúp. Theo thỏa thuận, sau khi rút được tiền, Chima được hưởng 10% (11.500 USD), Ugo được hưởng 20% (23.000 USD).
Rút tiền ngân hàng bằng công nghệ cao
Đường dây tội phạm quốc tế rút tiền ngân hàng bằng công nghệ cao chỉ trong vài ngày đã giao dịch thành công hơn 6 tỷ đồng thông qua tài khoản của Công ty TNHH Thương mại, dịch vụ Cảnh Hưng và Công ty TNHH Thương mại, dịch vụ Hướng Dương, là hai doanh nghiệp ở Hải Phòng.
Phòng 3 - C50 thuộc Tổng cục VI (Bộ Công an) phát hiện một số đối tượng người Trung Quốc đến Hải Phòng từ ngày 16/3/2013, thực hiện nhiều giao dịch bằng các thẻ tín dụng đáng ngờ.
Sáng 26/3/2013, tại máy thanh toán thẻ (POS) Ngân hàng Vietcombank và Ngân hàng Vietinbank, Hải Phòng, Công an Hải Phòng đã bắt quả tang một số đối tượng người Việt Nam đang thực hiện hành vi rút tiền bằng các phương tiện thẻ tín dụng giả tại máy thanh toán tự động.
Ngay sau đó, lực lượng Công an thi hành lệnh bắt khám xét khẩn cấp 4 đối tượng người Trung Quốc ẩn náu tại khách sạn Lạc Long (đường Bạch Đằng, quận Hồng Bàng, Hải Phòng). Tang vật thu giữ tại khách sạn gồm: 3 máy tính xách tay, 8 ĐTDĐ, 1 thiết bị ghi thông tin thẻ từ, 5 thẻ ngân hàng có đủ mã và dữ liệu của người nước ngoài và 2 phôi thẻ ngân hàng, một số hóa đơn thanh toán thẻ của ngân hàng mà đối tượng đã rút tiền, cùng 996 triệu VND.
Nhóm đối tượng người Trung Quốc nói trên sử dụng máy tính xách tay, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi đã lấy cắp các mã số, dữ liệu thẻ tín dụng của người nước ngoài trên mạng Internet. Đồng thời chúng dò mua “phôi” thẻ ngân hàng trên mạng, hoặc lấy thẻ cũ, dùng kỹ thuật phá “chíp” để thay “phôi” mới. Sau đó, chúng soạn dữ liệu trên máy tính, rồi sử dụng thiết bị nạp các dữ liệu đó vào “phôi” thành thẻ ngân hàng có mã thẻ và tác dụng như của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, đưa vào máy thanh toán tự động tại các ngân hàng ở Việt Nam, rút tiền bình thường.
Đường dây rửa tiền Liberty Reserve
Vụ án kinh doanh trái phép tiền điện tử Liberty Reserver (LR) là vụ án lần đầu tiên được xử lý tại Việt Nam. LR có thể là “điểm cuối cùng” trong quá trình hoạt động phạm tội; từ mua bán thông tin thẻ tín dụng, trộm cắp hàng hóa, tống tiền, làm thẻ tín dụng giả, cá độ bóng đá... đều được các đối tượng thanh toán cho nhau bằng LR, sau đó được đổi thành tiền đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ.
Đường dây này liên quan bốn người Việt Nam cư trú tại Hải Phòng được báo nhận tiền thông qua hệ thống chuyển tiền của Western Union. Các giao dịch được thực hiện qua Công ty cổ phần Thịnh Vũ (có trụ sở tại quận Dương Kinh, TP Hải Phòng, do Vũ Văn Lăng, 30 tuổi, làm giám đốc), Công ty TNHH Giao Dịch Nhanh (ở quận Lê Chân, TP Hải Phòng, do Nguyễn Thế Dũng làm giám đốc). Vũ Văn Lăng lập ra Công ty Thịnh Vũ từ năm 2008, làm đại lý phụ cho Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Hải Phòng (BIDV Hải Phòng) để chi trả kiều hối thông qua hệ thống Western Union. Tuy nhiên, mục đích của Lăng không phải để kinh doanh mà để có quyền chi trả ngoại tệ phục vụ việc kinh doanh tiền điện tử LR.
LR được giao dịch trực tuyến như một ngoại tệ bởi việc mua bán được tiến hành một cách dễ dàng, nhanh chóng không phải thông qua ngân hàng và trước khi các website này đóng cửa đồng Liberty được giao dịch ở mức 21.000 đồng. Sau khi vụ việc xảy ra tiền ảo của khách hàng đã không còn thanh khoản và mất hoàn toàn giá trị.
Đồng tiền ảo LR đã được du nhập vào Việt Nam từ vài năm trước. Sau khi tạo tài khoản trên website người muốn mua tiền LR phải chuyển tiền thật vào tài khoản của người bán tại các ngân hàng chính thống, sau khi nhận được tiền thật, người bán sẽ chuyển tiền LR từ tài khoản tiền ảo của mình sang tài khoản tiền ảo LR của người mua.
Theo N.A (Vietnamnet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét