Ngày Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết TRĂN TRỞ XỨ NGƯỜI XỨ TA
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
TRĂN TRỞ XỨ NGƯỜI XỨ TA
MINH DIỆN Đảo Jeju cách thủ đô Seoul gần một giờ bay, có chiều dài 70 km, ngang 40 km, dân số 500.000 người. Cô hướng dẫn viên du lịch nói rằng, năm 2012 đảo này đón 1.500.000 khách du lịch, nghĩa là bình quân mỗi người dân trên đảo đón 30 khách du lịch từ các nơi đổ về.Tôi không có điều kiện kiểm chứng thông tin đó, nhưng quả thật khách du lịch tới hòn đảo này rất đông. Cứ khoảng 10 phút lại có một chuyến máy bay đáp xuống phi trường Jeju, và xe chở khách du lịch nườm nượp trên các ngả đường dẫn đến các điểm thăm quan trên đảo.
Có điều ở nhà háo hức bao nhiêu thì tới đây thất vọng bấy nhiêu, bởi những điểm tham quan không hấp dẫn như người ta quảng cáo.
Đầu tiên là “Kỳ quan đá đầu rồng”. Chuyện kể rằng ngày xưa có một lũ thủy quái hình rắn, canh giữ viên ngọc quý cùa Long Vương. Chúng biết hễ kẻ nào nuốt được viên ngọc đó sẽ hóa rồng, bay lên trời!
Một hôm Long Vương đi vắng, một con thủy quái ăn trộm viên ngọc và nuốt. Nó đang nuốt thì Long Vương về bắt gặp, nên mới chỉ có cái đầu hóa rồng nhô lên mặt nước, còn toàn thân vẫn là rắn chìm dưới biển. Cái đầu rồng ấy hóa đá tồn tại đến bây giờ.
Đình núi thiêng Seongsan được UNESCO công nhận là di sản thế giới, cách đá đầu rồng gần một giờ ô tô. Đây là đỉnh núi cao nhất đảo Jeju, người ta nói là nơi đầu tiên đón ánh mặt trời của Hàn quốc.
Từ chân núi đi khoàng hơn cây số đường dốc thoai thoải giữa thảm cỏ xanh mượt, sau đó leo 500 bậc dốc đứng là tới đỉnh núi. Nơi đây có hai hòn đá cao khoảng ba chục mét đứng chênh vênh nhìn ra biển mờ sương. Không có bất kỳ hang động, đền đài, miếu mạo nào.
Tôi đã ba lần lên Yên Tử , đi bộ từ chân núi lên đình núi. Đường đi ngoắt ngoéo, hoang sơ, mỗi bước đi đều cảm nhận vẻ đẹp kỳ bí, mỗi trạm dừng chân đều rưng rưng xúc động trước di sản văn hóa tâm linh có bề dày hàng mấy trăm năm, và khi lên đỉnh núi, thắp nén tâm nhang trên Chùa Đồng, tự nhiên tóc gáy dựng đứng bởi khí thiêng quyện vào mây gió bồng bềnh quanh mình!
Lên núi thiêng Seongsan trên đảo Jeju của Hàn quốc hoàn toàn không có cảm giác ấy. Cảnh đẹp cũng không thể sánh với Yên Tử , Việt Nam.
Có điều ở nhà háo hức bao nhiêu thì tới đây thất vọng bấy nhiêu, bởi những điểm tham quan không hấp dẫn như người ta quảng cáo.
Đầu tiên là “Kỳ quan đá đầu rồng”. Chuyện kể rằng ngày xưa có một lũ thủy quái hình rắn, canh giữ viên ngọc quý cùa Long Vương. Chúng biết hễ kẻ nào nuốt được viên ngọc đó sẽ hóa rồng, bay lên trời!
Một hôm Long Vương đi vắng, một con thủy quái ăn trộm viên ngọc và nuốt. Nó đang nuốt thì Long Vương về bắt gặp, nên mới chỉ có cái đầu hóa rồng nhô lên mặt nước, còn toàn thân vẫn là rắn chìm dưới biển. Cái đầu rồng ấy hóa đá tồn tại đến bây giờ.
Đá "Đầu Rồng" trên đảo Jeju
Ảnh: Minh Diện
Truyền thuyết rất hay, nhưng phải giàu trí tưởng tượng lắm mới hình dung ra cái đầu rồng. Còn với con mắt bình thường của tôi thì chỉ thấy đó là một khối đá đen lởm chởm đá tai mèo, nhô lên khỏi mặt nước khoảng mười mét. Không riêng tôi, hàng trăm người đứng trên bờ , nhìn xuống biển, ngắm từng đợt sóng trùm lên khối đá ấy, nhiều người thốt lên: “Ồi, rồng đâu mà rồng!”Đình núi thiêng Seongsan được UNESCO công nhận là di sản thế giới, cách đá đầu rồng gần một giờ ô tô. Đây là đỉnh núi cao nhất đảo Jeju, người ta nói là nơi đầu tiên đón ánh mặt trời của Hàn quốc.
Từ chân núi đi khoàng hơn cây số đường dốc thoai thoải giữa thảm cỏ xanh mượt, sau đó leo 500 bậc dốc đứng là tới đỉnh núi. Nơi đây có hai hòn đá cao khoảng ba chục mét đứng chênh vênh nhìn ra biển mờ sương. Không có bất kỳ hang động, đền đài, miếu mạo nào.
Tôi đã ba lần lên Yên Tử , đi bộ từ chân núi lên đình núi. Đường đi ngoắt ngoéo, hoang sơ, mỗi bước đi đều cảm nhận vẻ đẹp kỳ bí, mỗi trạm dừng chân đều rưng rưng xúc động trước di sản văn hóa tâm linh có bề dày hàng mấy trăm năm, và khi lên đỉnh núi, thắp nén tâm nhang trên Chùa Đồng, tự nhiên tóc gáy dựng đứng bởi khí thiêng quyện vào mây gió bồng bềnh quanh mình!
Lên núi thiêng Seongsan trên đảo Jeju của Hàn quốc hoàn toàn không có cảm giác ấy. Cảnh đẹp cũng không thể sánh với Yên Tử , Việt Nam.
Làng dân tộc Seongup được coi là ngôi làng cổ nhất Hàn quốc. Người ta kể rằng ở đây nàng Dae Jang Geun đã bị lưu đày và trở thành một thần y của Triều Tiên. Bộ phim nàng Dae Jang Geun nổi tiếng bởi diễn viên xinh đẹp Lee Young, đã biến ngôi Seongup thành một điểm du lịch hấp dẫn.
Chúng tôi tới đầu làng, dừng lại trước cổng một ngôi nhà cổ núp dưới bóng cây dẻ, tường đá , lợp cỏ khô, mái chằng lưới mắt cáo. Ở đây gió bão quanh năm nên người ta làm nhà cao không quá hai mét, mái nhà phải bao lưới như vậy. Muốn vào nhà phải đi qua cái cổng có hai trụ gỗ hai bên, cao khoảng 50 cm, có ba thanh gỗ chắn ngang, như một trạm Brie.
- Khi có ba thanh gỗ chắn ngang cổng là chủ nhân đi vắng, không được vào nhà. Khi có hai thanh gỗ chắn ngang, là chủ nhà sắp về. Khi không còn thanh gỗ nào là chủ mời khách vào nhà. Đó là phong tục của cha ông chúng tôi để lại. Ai bước qua thanh gỗ chắn cổng vào nhà sẽ không được đón tiếp...
Vừa nói người phụ nữ vừa gỡ bỏ từng thanh gỗ chắn cổng mời mọi người vào nhà với thái độ rất ân cần.
Bà tự giới thiệu đã sáu mươi tuổi, sinh ra và lớn lên ở làng này. Ai cũng khen bà còn trẻ và đẹp. Bà nói:
- Tuổi thọ trung bình của đàn bà làng Seongup trên đảo Jeju là 83, còn đàn ông 81. Đó là nhờ không khí trong lành, và nhờ những vị thuốc gia truyền chỉ có trên đảo Jeju. Nấm linh chí giúp ngăn bệnh ung thư, cao xương ngựa làm xương cốt cứng cáp, mật ong và trà làm cho da đẹp...
Người phụ nữ yêu cầu đoàn tham quan cử một người đàn ông đóng vai người đàn ông của làng Seongup. Bà kể từ trước đến giờ làng này rất hiếm đàn ông. Tám đàn bà mới có hai đàn ông. Vì vậy đàn ông là của quý hiếm, được chiều chuộng như vua! Đàn ông được lấy ba vợ, không phải làm gì, chỉ ăn và ngủ với các bà vợ. Ngược lại phụ nữ phải lặn xuống biển mò bào ngư, lên rừng hái nấm linh chi, lấy mật ong, đặc biệt là gùi nước cho chồng tắm nên ai cũng thấp bé.
Bằng cách diễn tả cực khéo , nói năng lưu loạt, rất tự nhiên , người phụ nữ chủ nhà làm mọi người mê mẩn cuốn theo những phong tục cùa làng Seongup. Để rồi cuối cùng , đồng loạt mở ví xòe từng sấp tiền ra mua mật ong, cao gấu , cao linh chi, trà na mi đặc sản của làng dân tộc.
Khi rời khỏi làng mới sực tỉnh. Thì ra toàn bộ cái làng ấy đều phục chế , từ chiếc cổng đến ngôi nhà cổ. Mật ong,cao xương ngựa, cao linh chi, trà na mi đều là sản phẩm của tập đoàn Sam sung và người phụ nữ dân tộc trong làng Seongup chính là một diễn viên trong bộ phim nàng Dae Jang Geun.
Tôi bỗng nhớ ngôi làng cổ Đường Lâm ngoại thành Hà Nội. Từ ngoài vào trong, từ chiếc cổng làng rêu phong đến cây đa cổ thụ, từ con đường lát gạch đến ngôi nhà mái ngói hàng trăm năm tuổi, từ đôi câu đối đến tấm bia ghi danh tính các vị khoa bảng... Tất cà đều là những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể thứ thiệt, mà cái gọi là làng cổ Seongup này không thể so sánh được.
Cách thủ đô Seoul 53 km về phía Nam có một bán đảo hình bán nguyệt, mang tên vị tướng tài Nami thế kỷ 13. Ông có công dẹp loạn, và bị ám sát khi mới 26 tuổi. Mộ ông trên đảo mang tên ông, hình vòng cung với bức tượng oai phong và tấm bia đá khắc ghi công trạng.
Nhưng khách nườm nượp đến thăm quan bán đảo này lại vì một chuyện khác, đó là câu chuyện tình đương đại, được đạo diễn Lee Hyung Min kể trong bộ phim “Bản tình ca mùa đông” với hai diễn viên chính làm say đắm tuổi trẻ , Choi Ji Woo và Bae Yong Joon.
Tôi không tránh khỏi hụt hẫng khi đứng dưới hàng cây ngân hạnh, được hướng dẫn viên du lịch giới thiệu là hàng cây đẹp nhất thế giới, nhìn toàn cảnh bán đảo Nami, Anh ba Hải, người Sài Gòn nói với tôi:
- Cảnh này không bén gót Sapa anh ơi. Sapa của ta đẹp gấp nhiều lần!
Anh Thắng nói thêm:
- So với khu du lịch Thanh Đa cũng còn kém xa!
Chúng tôi chưa có điều kiện đi nhiều, nhưng qua một số điểm tham quan trên đất Hàn thì đều có nhận xét chung là kém Việt Nam. Ở đây không có nơi nào vừa đẹp vừa giàu truyền thuyết, có thể so sánh với Vịnh Hạ Long, Sapa, Bà Nà, Yên Tử, Chùa Hương, Bái Đính, động Phong Nha, những điểm du lịch độc đáo và khá nổi tiếng của nước ta. Ngay cung điện Kyong-Bok cũng không thể so với cung đình và lăng tẩm Huế, Hội An, bởi toàn bộ được phục chế , không lưu giữ được chút sắc mầu thời gian nào.
Nhưng tại sao khách du lịch nườm nượp đổ vào Hàn quốc và ngành công nghiệp không khói của nước này chỉ đứng sau ngành điện tử và xe hơi? Tôi chỉ lả một thường dân ky cóp trong một lần cưỡi ngựa xem hoa, không thể trả lời được câu hỏi đó. Có điều, tôi có thể khẳng định khách tham quan Hàn quốc rất hài lòng được đối xử tử tế, được an toàn, không sợ bị móc túi, giật dọc, không phải nhìn cảnh nhếch nhác mất vệ sinh, và cảnh đeo bám bán vé số hàng rong, chụp ảnh dạo như ở Việt Nam.
Đi xứ người thấy rõ sự hơn kém giữa ta và họ, trong lòng cứ băn khoan tự hỏi, tại sao ta không khắc phục được cái kém ấy? Và ta hơn họ cái gì? Ta hơn họ điều kiện, tiềm năng, nhiều danh thắng thiên nhiên ban tặng và tiền nhân lư giữ. Nhưng ta kém họ cái gì? Điều này, ai cũng biết, xin để cho Bộ, ngành chủ quản, chính quyền và các cơ quan chức năng trả lời!
M.D
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét