Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Cho Lý Nhã Kỳ vào buồng lái: Hành vi nghiêm trọng, xử nhẹ tay?

Ngày Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Cho Lý Nhã Kỳ vào buồng lái: Hành vi nghiêm trọng, xử nhẹ tay?
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Cho Lý Nhã Kỳ vào buồng lái: Hành vi nghiêm trọng, xử nhẹ tay?
Dân Trí: Xung quanh vụ việc tổ bay VN595 tự ý cho Lý Nhã Kỳ vào buồng lái chụp ảnh, nhiều ý kiến cho rằng mức xử phạt quá nhẹ cho hành vi nghiêm trọng. Dư luận cũng nhìn nhận, để sự việc này xảy ra, Lý Nhã Kỳ không thể không có lỗi.Để làm rõ vấn đề này, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
Nhiều ý kiến cho rằng việc tổ bay cho người lạ vào buồng lái khi máy bay đang bay là hành vi nghiêm trọng, đe dọa an ninh an toàn hàng không, nhưng mức xử phạt hành chính và phạt bổ sung sau đó lại quá nhẹ. Ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?
Xét ở góc độ cá nhân, tôi đồng ý với những ý kiến này, đúng là mức phạt áp dụng đối với tổ bay khi có hành vi cho người lạ vào khoang lái là nhẹ.
Tuy nhiên, khi Chánh Thanh tra ra quyết định thì phải căn cứ vào Nghị định xử phạt hiện hành (Nghị định số 60/2010/NĐ-CP ngày 3/6/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng - PV). Mức phạt quy định trong Nghị định như thế nào thì phải thực hiện đúng như vậy.


Phi công đã mắc lỗi sơ đẳng khi cho người lạ vào buồng lái
Phi công đã mắc lỗi sơ đẳng khi cho người lạ vào buồng lái
Cũng phải nói thêm rằng, đối với hàng không, việc xử phạt hành chính là chưa đủ mà còn bị áp dụng thêm các hình thức phạt bổ sung. Trong trường hợp này, phi công bị đình chỉ bay tức là bị thiệt hại rất lớn về kinh tế bởi nó liên quan đến mấy chục triệu tiền lương tháng và chế độ phụ cấp giờ bay; bị tước giấy phép lái máy bay đồng nghĩa với việc các phi công này phải huấn luyện lại, học lại…
Hiện nay chúng tôi đang trong quá trình rà soát lại Nghị định để bàn thảo đưa vào Nghị định sửa đổi để trình Chính phủ, trong đó sẽ tăng nặng những hành vi của nhân viên hàng không có nguy cơ mất an ninh an toàn, tăng nặng xử phạt lỗi tổ chức, lỗi hệ thống.
Kết luận Lý Nhã Kỳ không có lỗi nên không bị xử phạt trong sự việc này có chính xác không thưa ông?
Theo quy định, việc xử phạt áp dụng đối với hành vi đi vào khu vực bị hạn chế khi chưa được phép, còn ở đây cô Lý Nhã Kỳ đi vào khu vực hạn chế khi đã nhận được sự đồng ý của người có thẩm quyền cao nhất trên máy bay là cơ trưởng, vì thế không thể xử phạt cô này.
Ngay cả đối với tôi (Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - PV) là người có thẻ giám sát an toàn thì theo luật tôi được đi vào tất cả các khu vực bay, kể cả khu vực hạn chế ở sân bay. Nhưng trên máy bay, nếu không được sự đồng ý của cơ trưởng thì tôi cũng không được phép vào buồng lái.
“Phi công mắc lỗi sơ đẳng, tập huấn bay chưa đến nơi đến chốn”
Có thể thông cảm với hành khách khi vô thức nói đùa có bom, hút thuốc lá hay mở cửa thoát hiểm máy bay nhưng họ đều bị phạt nặng, thậm chí bị đưa ra tòa xét xử. Còn đối với nhân viên hàng không, phải chăng chính họ không nhận thức rõ hành vi của mình?
Đúng như thế. Tôi cho rằng phi công đã mắc lỗi sơ đẳng trong bảo đảm an ninh an toàn hàng không, kể cả là khi máy bay đang bay bằng (chế độ bay ổn định- PV). Nhiệm vụ của phi công là điều khiển máy bay, dù là máy bay đang bay tự động cũng không thể giải thích cho việc cả 2 phi công cùng không giám sát, rồi nhường ghế phi công cho người lạ để chụp ảnh.
Nhìn nhận về sự việc này, tôi cho rằng ở đây còn có cả lỗi hệ thống. Tức là việc tuyên truyền, phổ biến, tập huấn chưa đến nơi đến chốn, việc huấn luyện bay nói chung là chưa đạt yêu cầu.
Được biết, Lý Nhã Kỳ đã 3 lần đề nghị cho vào buồng lái
Được biết, Lý Nhã Kỳ đã 3 lần đề nghị cho vào buồng lái
thăm quan và giao lưu với tổ bay
Máy bay được cho là đang bay bằng và ổn định, việc tổ lái sao nhãng một chút thì có ảnh hưởng gì không đến việc điều khiển tàu bay và an toàn chuyến bay thưa ông?
Có chứ. Khi lấy được độ cao ổn định, máy bay được cài đặt chế độ, vận hành tốt thì không có nghĩa là anh muốn làm gì thì làm. Lúc đó, có thể một người được nghỉ hoàn toàn, nhưng bắt buộc phải có một người giám sát hệ thống thiết bị kỹ thuật và các chỉ số của máy bay, nếu bất chợt có gì đó trục trặc thì phải xử lý ngay.
Dù lúc bay bằng phi công không phải thực hiện thao tác nhưng buộc phải giám sát liên tục, đó là nguyên tắc không thể bỏ được. Vì thế cơ trưởng đã bị xử phạt 2 hành vi vi phạm trong sự việc này.
Rất nhiều người đã có thương cảm và chia sẻ với tổ bay VN595 phải đánh đổi cả sự nghiệp vì nhận thức đơn giản khi cho người lạ vào khoang lái, còn với ông - ông thấy rằng họ đáng thương hay đáng trách?
Tôi nghĩ là đáng trách, họ đã mắc phải cái lỗi sơ đẳng mà ai cũng nhận thức được. Còn với an toàn hàng không thì không có tình cảm, thương cảm mà chỉ có nguyên tắc và quy định.
Trong hàng không không được phép nghĩ cái gì là đơn giản, không có cái gì là nhỏ cả, vì một lỗi rất nhỏ cũng được coi là uy hiếp an toàn chuyến bay, lỗi rất nhỏ cũng có thể gây ra tai họa thảm khốc.
Ở đây sự việc còn có liên quan đến văn hóa an toàn hàng không, là nhận thức bảo đảm an toàn cho số đông. Nhân viên hàng không không thể nói là giống hành khách, vào làm hàng không là đã được đào tạo đầy đủ nên phải nhận thức rõ ràng và chính xác về bảo đảm an toàn bay.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Châu Như Quỳnh (thực hiện)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét