Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Bão tí ti Hải Phòng đã chìm trong biển nước

Ngày Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Bão tí ti Hải Phòng đã chìm trong biển nước
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Mới có bão nhỏ cấp 7, giật cao lắm mới tới cấp 10 mà HP đã thế này thì rồi tương lai người Việt sống ở đâu ? Bồng bế nhau lên nó ở non (Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu).
Hải Phòng chìm trong biển nước

Tiếp tục bị ảnh hưởng của cơn bão số 2, từ chiều ngày 23/6, tại thành phố Hải Phòng do nước biển dâng đã có nhiều tuyến phố ngập chìm trong biển nước.
Tại Bưu điện Trung tâm thành phố Hải Phòng, nước ngập đến ngang nhà 


Nước dâng cao khiến nhiều phương tiện bị chết máy, trong đó có cả những siêu xe 








Các tuyến phố 2 bên bờ sông Tam Bạc bị ảnh nhiều nhất. Nước dâng ngập đến ngang nhà… 





Q.Minh

Trung tâm dự báo trung ương mà dự báo sai đến 9 tiếng đồng hồ ? Nếu là cơn bảo có sức gió lớn thì hậu quả ra sao?..... tôi cho rằng dự báo như vây cũng như không, nếu mọi người tin vào những thông tin ấy mà lơ là, chủ quan thi chết.
Công tác dự báo của VN thật nguy hiểm, cần phải xem lại công tác dự báo thời tiết của VN!
Dự báo lệch 9 tiếng như thế thì chết. Bạn thử vào google xem ảnh mây vệ tinh nhiều khi thấy mây tan hết mà các phương tiện thông tin đại chúng vẫn lặp lại thông tin cách đó ít nhất nửa ngày!
Tôi ở phía đông TP Hải Phòng, gần phía biển. Báo bão đổ bộ vào gì mà chẳng có mưa gió gì hết, không khác gì cơn giông nhẹ. Mưa ít mà bảo mưa xối xả. Nước ngập là do triều cường. Dự báo vậy lần sau ai tin?
vệ tinh viễn thám của VN mới phóng có giúp gì trong việc dự báo cơn bão này không nhỉ? sao lệch những 9h thế?
Dữ liệu và trung tâm khí tượng tính toánh như thế nào mà để sai số tới 9 tiếng đồng hồ. Cầu mong tất cả được bình an!
hi vọng ở quê không có thiệt hại gì nhiều.
Các bạn chỉ biết trách cứ. Thử đặt các bạn vào vị trí những người dự báo xem. Đã gọi là dự báo thì ko thể đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối được. Thời tiết ko phải thứ con người có thể hiểu chân tơ kẽ tóc được, Như động đất hay sóng thần. Đã bao nhiêu lần có động đất các cơ quan cảnh báo của Nhật, ĐNÁ cảnh báo có nguy cơ sóng thần sau đó họ lại rút lại những lời cảnh báo ấy. Trong khi tất cả các phương tiện truyền thông, cơ quan, tổ chức đều dõi theo, trông chờ vào các bản tin dự báo bão thì tôi ko nghĩ người ta lại thờ ơ hay thiếu trách nhiệm trong việc này. Nghề gì cũng có cái khó. Đừng đổ hết trách nhiệm cho người ta khi mình ko trong nghề và ko hiểu về những khó khăn của họ    
Tôi ở HP đúng vùng bão vào. Lúc 18h đã thấy gió giật rất mạnh, nước triều cường dâng cao, nhà cửa ngập lụt...mọi người trong các cấp đều đi chống bão. Thế mà theo dõi trên hệ thống dự báo thời tiết các phương tiện thông tin đại chúng vẫn thấy báo lúc rạng sáng khoảng 04h 24/06/2013 bão mới đổ bộ vào đất liền..??? Cũng may là cơn bão không lớn lắm..Nếu không hậu quả khó lường. Ai sẽ chịu trách nhiệm khi dự báo sai...?
greenpearl999    
16h chiều nhà đài dự báo 4h sáng hôm sau bão đổ bộ vào đất liền. Thế mà đến 19h bão đã vào...đến bờ. Không phải là nhà đài báo sai mà do bão đột ngột....tăng tốc và...đổi hướng vào phía...bờ gần nhất. Ghê thật đấy!
Cũng cơn bão này, hôm trước mới sáng tôi nghe là áp thấp sẽ không mạnh lên thành bão, nhưng mà 1 lúc sau lại thấy có tin bão từ tin áp thấp lúc nãy
còn bây giờ thì dự báo sai 9h, nếu là bão lớn thì sao ? sẽ làm thiệt hại bao nhiêu con người nữa.
Lại phải đầu tư nhiều ngân sách hơn nữa cho ngành dự báo khí tượng thủy văn rồi, chứ như tình hình hiện nay bất cập lắm...
Chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển hầu hư 100% phải dựa vào thông tin từ các trang mạng của nước ngoài, thông tin của họ rất tốt và cập nhật liên tục. Nói chung là không dám tin vào thông tin dự báo của ta (vừa chậm, vừa sai lệch lớn).
Nói chung dự báo đúng quĩ đạo là ngon rồi các bạn à, còn mấy bạn nói bão về mà ko thấy mưa là đang ở tâm của bão đó, ở tâm thì ít mưa còn rìa bão mới mưa nhiều. Việc đưa ra kết quả dự báo của TT dự báo cũng đã tham khảo tất cả các dự báo của Nhật, Hồng Kong, Sin, HQ Hoaky...rồi.    
Ôi ! Nước tràn bờ đê, nước tràn bờ đê,
Tang thương khắp một miền quê!
hôm nay tôi vẫn nghe được tin bão sẽ đổ bộ vào chiều ngày 24/06. Trời ạ.
quê hương lại bước vào kì bão lụt!
mong sao nhanh chóng hết mưa và mọi người bình an!
Bạn tuananhpht ơi, chắc bạn đang làm trong ngành KTTV, hoặc có người nhà đang trong đó, nên bạn nói nghe hay đấy. Chúng ta thử nhìn lại kết quả dự báo một số năm gần đây thôi, mỗi lần có hiện tượng thời tiết nguy hiểm, bão lũ lớn, diễn biến phức tạp là dự báo sai, thậm chí không dự báo được, như bão Chanchu năm 2006, lũ lớn năm 2007, ngập ở thủ đô năm 2008, bão số 8 năm 2012, đặc biệt các trận lũ quét, tố lốc đều không hề dự báo được, mà KTTV chỉ có một câu duy nhất là: Khu vực vùng núi cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất. Câu này các bác làm nông lâm nghiệp thủy lợi nói tốt mà còn cụ thể ở khu vực nào có khả năng xảy ra. vậy hậu quả xảy ra sau khi dự báo sai thì ai sẽ chịu trách nhiệm?
thhangna    
Quê em Hải Phòng khổ có kém gì mấy tỉnh miền Trung đâu...!
khí hậu một ngày một phức tạp!không biết phải mất bao nhiêu người và của cho sự biến đổi như thế này nữa đây!một vấn đề đau đầu cho những nước ven biển như nước ta!
Khi có xuất hiện báo, Ban Dự báo thời tiết cần thành lập 1 đội thường trực, thường xuyên theo dõi đường đi, vận tốc,... nhằm dự báo chính xác nhất, cập nhật nhất về cơn bão. Khi thấy nguy hiểm, cần thông báo ngay tới các Tỉnh thành có bão đi qua. Đề giảm thiểu thấp nhất rủi ro.
Bão thường có nhiều thay đổi về đường đi và tốc độ, do vậy, khi vào tới vùng biển VN, cần thông báo tới tất cả các tỉnh lưu ý & chuẩn bị đón bão. Không dự báo đường đi của bão, vì chỉ làm cho các tỉnh thành khác lầm tưởng bão ko đi về phía mình nên chủ quan lơ là.Có như vậy, ta mới tránh được những cơn bão    
tôi thấy một vài năm trở lại đây dự báo thời tiết không chính xác 
Chán ông Khí tượng thuỷ văn này quá, dân Hải phòng ngóng bão mãi chả thấy bão đâu, mọi nguời cứ ngơ ngác hỏi nhau là bao giờ bão đến...nước ngập to hoàn toàn là do Triều cường chứ có mưa to gio lớn gì đâu.
không ai quy định giờ đi, giờ đến cho cơn bão cả. Vấn đề của chúng ta là theo dõi và dự báo chính xác đường đi của chúng và vùng ảnh hưởng. Hậu quả của việc dự báo không đúng là những thiệt hại lớn cho người dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét