Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Ra nghĩa địa, khóc lóc, đánh chửi nhau... để đón Năm mới

Ngày Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Ra nghĩa địa, khóc lóc, đánh chửi nhau... để đón Năm mới
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Người dân khắp thế giới đều có những cách nghi thức riêng độc đáo để chào năm cũ, đón năm mới.

Chile: Đón giao thừa ngoài nghĩa địa
Talca là một thị trấn nhỏ với rất nhiều phong tục lạ lùng ở đất nước Chile. Tại thị trấn này, người dân đón năm mới với những người thân của họ đã qua đời, thậm chí từ cách đây 15 năm.
11h đêm giao thừa, khi cha xứ vừa đọc hết bài kinh thánh cũng là lúc các cánh cổng nghĩa trang rộng mở chào đón những người dân địa phương bằng những tiếng nhạc cổ điển, những ánh đèn nhấp nháy giống như một lễ hội huyền ảo.
Người dân Talca, Chile ngồi quây quần bên mộ người thân trong đêm giao thừa.
Người Talca tin tưởng rằng những người thân yêu đã chết đang chờ đón họ ở nghĩa trang và họ nên chào đón năm mới ở đó.
Tục lệ này đã có từ năm 1955 tại thị trấn Talca, khi một gia đình địa phương đã nhảy qua hàng rào nghĩa trang để vào đón năm mới bên mộ người thân.
Ấn Độ: "Tết Đau Khổ"
Ngày Tết dương lịch ở Ấn Độ còn được gọi là "Tết Đau Khổ" hoặc "Tết Cấm Thực". Sở dĩ gọi là "Tết Đau Khổ" vì ở một số địa phương, trong ngày Tết, người dân không những không chúc phúc cho nhau mà họ còn ôm nhau khóc lóc thảm thiết.
Họ quan niệm rằng, mỗi khi năm mới bắt đầu, tuổi thọ của họ lại tăng lên còn đời người thì ngắn lại và tiếng khóc là để bày tỏ sự tiếc thương, than thở cho bản thân.
Họ còn đặt sẵn những thùng bột đủ sắc màu chốn công cộng để ném và tạt vào người nhau.
Không những thế, người dân xứ sở này còn bày biện và ăn các loại trái cây có vị đắng. Thậm chí, họ còn nhịn ăn một ngày một đêm để chào đón năm mới, thời gian nhịn ăn được tính từ bình minh của ngày đầu năm mới đến nửa đêm.
Ngoài ra, người Ấn còn chuẩn bị rất nhiều bột mì để "kì cọ" cơ thể trong lễ giao thừa. Tại những nơi công cộng, họ còn đặt sẵn những thùng bột đủ sắc màu để ném và tạt vào người nhau, đó là một cách mà họ tin là có thể mang lại nhiều may mắn cho nhau vào dịp năm mới.
Mexico: Nói chuyện với người hồn ma
Nói chuyện với hồn ma là một trong những tín ngưỡng độc đáo và phổ biến của người Mexico trong ngày năm hết tết đến.
Họ tin rằng đêm giao thừa là thời điểm mà họ có thể kết nối mạnh mẽ nhất với những người thân yêu quá cố để nghe những thông điệp và chỉ dẫn của những người đã khuất.
Công việc này không diễn ra ở nhà riêng, mà diễn ra một cách công khai và hợp pháp khắp nơi trên đất nước.
Người Mexico thường nói chuyện với linh hồn người đã khuất trong năm mới.
Bên cạnh truyền thống đặc biệt của ngày Tết, người dân Mexico còn có một ngày lễ đặc biệt mang tên "Ngày của người chết" vào ngày 2/11 hàng năm năm để tôn vinh và hướng về những người thân đã qua đời.
Scotland: Diễu hành với quả cầu lửa
Hogmanay là một lễ hội truyền thống vô cùng nguy hiểm diễn ra vào ngày 31/12 hàng năm tại Scoland. Trong lễ hội này, những người đàn ông vạm vỡ tay cầm quả cầu lửa đang cháy đỏ rực diễu hành qua các con phố và liên tục đưa qua đưa lại quả cầu lửa trên đầu.
Một người đàn ông đang mang quả cầu lửa trên tay, tục đưa qua đưa lại trên cao.
Người dân Scotland tin rằng, những quả cầu lửa chay nghi ngút đó sẽ đem lại sư thanh lọc và ánh sáng trong lành cho cả một năm may mắn và tốt đẹp hơn.
Hà Lan: Ngâm mình trong biển nước lạnh
Thời tiết lạnh giá ở vùng biển Bắc những ngày cuối cùng của năm dường như không làm cho những tay bơi ở bãi biển Scheveningen, quận Hague, Hà Lan nao núng.
Bởi họ tin rằng, việc ngâm mình trong lòng đại dương vào mùa đông là một trong những thử thách đo sức chịu đựng, sự rắn rỏi và sức đề kháng của mọi người trước khi bắt đầu một năm mới.
Tắm trong nước biển lạnh buốt là một lễ hội đón chào năm mới của người dân Hà Lan.
Ireland: Để lá cây tầm gửi dưới gối để tìm chồng
Phụ nữ độc thân ở Ireland luôn mong chờ đến đêm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ bởi vì họ tin rằng đây chính là thời điểm mang tình yêu đến với cuộc đời họ.
Nhành cây tầm gửi còn là biểu tượng của hạnh phúc lứa đôi và vận may đối với người Ireland.
Những người thiếu nữ này đặt một lá cây tầm gửi dưới gối với hi vọng sẽ “tóm” được người chồng tương lai ngay sau đó. Ngoài ra, theo văn hóa của người Ireland, hành động này còn giúp phụ nữ thoát khỏi những vận rủi trong năm mới.
Panama: Đốt hình nộm người nổi tiếng xua đuổi tà ma 
Tại Panama, theo truyền thống, người ta thường mang các hình vẽ hay hình nộm của những người nổi tiếng đốt cháy để đón chào năm mới. Đó có thể là những nhân vật hay xuất hiện trên truyền hình hoặc các chính trị gia nổi tiếng.
Những hình nộm thần tượng hay các chính trị gia nổi tiếng sẽ được người Panama đem đốt để cầu may.
Không biết tục lễ này bắt nguồn từ đâu, nhưng người dân Panama tin rằng việc làm này sẽ giúp xua đuổi tà ma, những điều xấu trong năm cũ, để bắt đầu một năm mới suôn sẻ và không gặp bất cứ trở ngại nào.
Đầu năm 2012, hình ảnh của vận động viên đạt huy chương vàng Olympic đầu tiên của Panama Irving Aladin được người dân đốt nhiều nhất.
Đan Mạch : Ném chén đĩa vỡ trước cửa nhà hàng xóm
Đan Mạch có một tục lệ đón năm mới vô cùng kì quặc, đó là ném chén đĩa vào cửa nhà hàng xóm. Thay vì bực mình về hành động này, những gia đình bị ném đĩa vỡ trước cửa lại tỏ ra rất vui vẻ và hạnh phúc.
Họ quan niệm rằng, đống chén đĩa vỡ trước cửa tượng trưng cho sự may mắn trong năm mới, và nhà nào càng có nhiều chén đĩa vỡ, nhà đó càng may mắn nhiều hơn.
Điều quan trọng hơn cả là qua ngày đầu năm mới, họ biết rằng họ có nhiều bạn bè thân thiết bên cạnh.
Đống chén đĩa vỡ càng lớn, may mắn càng nhiều hơn
Thụy Sỹ: ‘’Người cây’’ đi chúc Tết
Cứ đầu xuân năm mới, người dân làng Urnaesch, Thụy Sỹ lại mở rộng cửa để đón chào đoàn ‘’người cây’’ Silvesterchlause đến chúc Tết.
Theo quan niệm của người Thụy Sỹ, những đoàn ‘’người cây’’ này sẽ giúp xua đuổi các linh hồn ma quỷ để bắt đầu một năm mới tốt đẹp hơn.
Hình ảnh những Silvesterchlause trên đường đi chúc Tết tại làng Urnaesch
Sau khi nhảy múa và ca hát những khúc dân gian, Silvesterchlause sẽ được gia chủ tặng cho rất nhiều đồ ăn ngon và một chút tiền.
Peru: Chửi mắng và đánh nhau trong năm mới
Đây là một phong tục cực kỳ kỳ quặc trong dịp năm mới, xuất hiện tại làng Chumbilbilca của Peru khi người dân ở đây ăn mừng lễ hội đón năm mới mang tên Takanakuy bằng cách mắng chửi và đánh nhau để... thắt chặt tình đoàn kết.
Họ tin rằng “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” là cách xóa bỏ hết những hiềm khích cá nhân trong năm cũ và thắt chặt tinh thần đoàn kết trong năm mới. Dù không mang găng tay hay áo giáp thi đấu, nhưng rất ít người dân bị chấn thương nghiêm trọng.
Hai người đàn ông làng Chumbilbilca, Peru đang "đánh nhau", trước khi màn nhảy múa chúc mừng năm mới bắt đầu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét