Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Trung Quốc - Philippines có thể mặc cả về biển Đông

Ngày Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Trung Quốc - Philippines có thể mặc cả về biển Đông
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Trung Quốc - Philippines có thể mặc cả về biển Đông
Ngày 31.3, tờ The Philippine Star dẫn nhận định của chuyên gia Peter Dutton, thuộc Viện Nghiên cứu an ninh CNAS (Mỹ), cho rằng Trung Quốc có thể sẽ đàm phán ngầm với Philippines để Manila rút lại đơn kiện Bắc Kinh về biển Đông.Theo ông Dutton, Bắc Kinh khi đó có thể nhún nhường bằng cách nới lỏng để Manila tiếp cận trở lại tham gia kiểm soát bãi cạn Scarborough. Hồi năm ngoái, sau một số căng thẳng xung quanh Scarborough, Manila bị cho là đã mất quyền kiểm soát bãi cạn này vào tay Bắc Kinh. Ngoài ra, chuyên gia Dutton còn nhận định Bắc Kinh có thể đồng ý cùng khai thác dầu khí chung với Manila tại khu vực gần Scarborough. Hồi tháng 1, tờ The Inquirer dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tiết lộ nước này đang xem xét cẩn trọng việc Đại sứ Trung Quốc tại Manila Mã Khắc Khanh tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác thăm dò dầu khí ở biển Đông.
Hoàng Đình http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130331/trung-quoc-philippines-co-the-mac-ca-ve-bien-dong.aspx
Lợi ích dầu khí có thể được Trung Quốc vận dụng để lôi kéo Philippines
Theo bài đăng ngày 31/3 của Philippine Star, Trung tâm an ninh Mỹ mới (CNAS) nhận định: có khả năng rất lớn là Bắc Kinh sẽ tổ chức một cuộc “giao dịch ngầm” với Manila để Philippines rút đơn kiện “đường lưỡi bò” phi pháp và những hành động vi phạm các điều ước quốc tế của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông. Lý giải được đưa ra là Bắc Kinh không muốn lún quá sâu vào những vụ kiện tụng đầy “rủi ro”, ẩn chứa những “hậu quả” khôn lường với lợi ích của Trung Quốc.
Trung Quốc xoa dịu Philippines bằng đề nghị cùng khai thác

Món quà đáp lễ mà Bắc Kinh đưa ra có thể là những thỏa thuận “cho phép” tàu thuyền Philippines quay trở lại bãi cạn Scarborough - trước thuộc quyền kiểm soát của Philippines nhưng đã bị Trung Quốc chiếm từ tháng 5/2012; hoặc “cho phép” Philippines được khai thác dầu khí tại một số khu vực tranh chấp mà không bị sách nhiễu.

Chuyên gia Peter Dutton của CNAS lưu ý vụ giao dịch “hậu đài” này chỉ có thể thành công nếu Philippines chấp nhận đóng một vai trò như một bên đàm phán "kín đáo và hợp lý". Điều này không hẳn không có cơ sở khi nền kinh tế Philippines dù đã có bước bứt phá song trên thực tế chỉ là mới bước qua giai đoạn đen tối nhất. Ít nhất là ngành công nghiệp nước này vẫn còn khá yếu ớt cùng môi trường đầu tư thiếu sức hấp dẫn khi chỉ xếp thứ 136 trên 183 trong báo cáo Điều tra Tình hình Kinh doanh năm 2012 của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC). Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đã từng chỉ ra ngóc ngách của những mối bang giao trên trường quốc tế bằng câu nói nổi tiếng: Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn.

Trong một bài báo đăng ngày 28/3, Patrick Cronin - Giám đốc Chương trình an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương của CNA - nhận định cục diện khu vực Biển Đông đã xấu đi trông thấy dưới sự kiên quyết xâm phạm chủ quyền của các nước khác của Trung Quốc, cùng những động thái xúc tiến trục chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Đặc biệt, “trò chơi hải bá” đại dương diễn ra hết sức thiên lệch khi ngoài Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, không một quốc gia Đông Nam Á nào khác có quyền lợi, hoặc có thì cũng rất mơ hồ, ở Biển Đông. Đồng thời, mỗi nước đều chọn cho mình một đích đến, một phương tiện, một mối quan hệ phụ thuộc khác nhau, hoặc Mỹ hoặc Trung Quốc. Những thỏa thuận có đạt được đều chỉ hữu danh vô thực. Tiếng nói của Mỹ được xem là yếu ớt khi chính bản thân Quốc hội Mỹ đã không thể đưa ra sự đồng thuận để phê chuẩn UNCLOS.

Việc Trung Quốc liên tục chối bỏ ra tòa án quốc tế đã cho thấy những hành động không tương xứng với vị thế của nền kinh tế thứ hai thế giới, nhiều chuyên gia cho rằng Bắc Kinh sẽ rơi vào thế bất lợi vì họ đã vi phạm luật pháp quốc tế. Thế nhưng, dẫu rõ ràng là vậy, song các chuyên gia của CNAS cũng lưu ý rằng, Trung Quốc có thể dùng thế của nước lớn để gây sức ép ngược lên cộng đồng quốc tế, cô lập các nước có tranh chấp với mình. Trong khi ấy, Trung Quốc vẫn liên tục phát tín hiệu “hòa bình” gửi đến Manila thông qua Đại sứ Trung Quốc tại Philippines - Mã Khắc Khanh. Đứng trước quyền lợi rất dễ bị tước đoạt, chính phủ các nước thường có xu hướng đi đến một thỏa hiệp nào đó để tránh phiền phức cho hai bên.

Lục Kiếm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét