Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Tiểu sử ngày Cá tháng Tư

Ngày Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Tiểu sử ngày Cá tháng Tư
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Tiểu sử ngày Cá tháng Tư

Người dân Hy Lạp cổ đại hẳn phải rất yêu thích Ngày Cá tháng Tư. Bởi họ được cho là những người thông minh. Có thể dễ dàng tưởng tượng ra những người dân Athen cổ đại dựng nên một câu chuyện chiến thắng và ca ngợi vinh quang của mình, trong khi người Sparte bao vây doanh trại Athen và cười sặc sụa. Một ngày mà mọi thứ đều bị bỏ qua một bên nhường chỗ cho những mẹo lừa gạt, mà ai cũng đoán được người khác đang tìm cách trêu bỡn mình… chính sự thách thức này kích thích trí thông minh của người Hy Lạp cổ.
Nhưng họ không phải là người khai sinh ra ngày lễ này. Lịch sử Ngày Cá tháng Tư là từ khoảng thế kỷ 16.
Ngày nay, trên khắp thế giới, Ngày Cá tháng Tư là ngày người ta bỡn cợt nhau với tinh thần vui vẻ. Nếu ai cố tình lừa đảo, họ là người xấu tính. Với tất cả chúng ta, Ngày Cá tháng Tư là một trò chơi thách thức những mánh lới.

Không giống như hầu hết các ngày lễ kỷ niệm khác, lịch sử ra đời của Ngày Cá tháng Tư không mấy rõ ràng. Đôi khi người ta cũng gọi ngày này là ngày mà tất cả mọi người đều ngốc nghếch. Người ta không xác định chính xác được Ngày Cá tháng Tư đầu tiên trên lịch. Có người cho rằng nó có thể ra đời cùng một lúc ở nhiều nền văn hoá, có liên quan đến sự tổ chức ngày đầu tiên của mùa xuân.
Mốc thời gian gần nhất có thể được coi là sự ra đời của ngày lễ này là năm 1582 tại Pháp. Trước đó, lễ năm mới thường được tổ chức trong tám ngày, bắt đầu ngày 25/3 và đỉnh điểm lễ hội là vào ngày 1/4. Sau Hoàng đế Charles IX cho sửa lại lịch, lịch Gregorian ra đời, và ngày đầu tiên của năm mới chuyển thành ngày 1/1. Tuy nhiên thông tin thời bấy lan truyền rất chậm chạp vào nhiều nơi đến vài năm sau mới biết lịch được thay đổi. Tuy nhiên, một số kẻ cứng đầu ngoan cố không chấp nhận mà vẫn tổ chức ngày lễ năm mới vào 1/4, và bị hầu hết những người còn lại gọi là “đồ ngốc”. Họ trở thành đề tài cho mọi sự chễ giễu. Ngày lễ năm mới cũ diễn ra trong tám ngày và thường kết thúc vào 12h trưa ngày 1/4.
Chính thế mà ngày nay, nhiều nơi quy định những trò đùa chỉ diễn ra đến trưa ngày 1/4 là kết thúc.
Dần dần việc trêu đùa tinh nghịch này trở thành truyền thống cho ngày đầu tiên của tháng Tư. Đến thế kỷ 18, nó lan đến nước Anh và Scotland, và sau đó đến những thuộc địa nói tiếng Anh và Pháp của Mỹ. Ngày Cá tháng Tư đến nay đã trở thành một ngày lễ vui vẻ trên toàn thế giới, theo đặc trưng mỗi quốc gia lại có một kiểu đùa cợt khác.
Những trò đùa thông minh thường diễn ra trong ngày này. Đôi khi, những trò đùa được chuẩn bị công phu để người ta đùa bỡn bạn bè, người thân đến tận phút cuối cùng trong ngày. Ngày nay những công nghệ mới cũng được áp dụng vào các trò đùa. Tại Anh, một đoạn phim ngắn đã được phát vào một Ngày Cá tháng Tư. Nó như một đoạn phim tài liệu thực tế với đầy đủ các chi tiết, đưa tin về “những nông dân trồng spaghetti” và cho thấy họ đang thu hoạch vụ mùa mì ống trên các cây spaghetti.
Ví như tại Scotland, Ngày Cá tháng Tư thực ra diễn ra trong hai ngày thường có những trò đùa liên quan đến phần phía sau của cơ thể. Ngày này người ta gọi là Taily Day – Ngày đuôi. Những miếng giấy viết chữ “Kick me” – “Đá tôi đi” có thể ra đời từ ngày này.
Mexico lại có ngày 28/12 để đùa cợt tương tự như Ngày Cá tháng Tư. Ban đầu đây một lễ kỷ niệm buồn tưởng nhớ những đứa trẻ vô tội bị Vua Herod ra lệnh tàn sát. Dần dần nó không khí trở nên vui tươi hơn, và trở thành ngày lễ của những trò đùa vui, trêu chọc.
Những trò đùa trong Ngày Cá tháng Tư có thể chỉ là một câu nói (“Tuột dây giày kìa!”) cho đến những cú lừa tinh vi. Vặn ngược đồng hồ báo thức của bạn cùng phòng lại là một trò phổ biến. Nhưng dù là gì đi nữa, sau khi nạn nhân mắc bẫy, chủ mưu cũng kêu to: “April Fool’s!”- “Ngốc tháng tư!”.
Tại Pháp, Ngày Cá tháng Tư được gọi là “Poisson d’Avril” (Cá tháng tư). Trẻ con Pháp chơi một trò chơi đặc biệt trong ngày này. Chúng tìm cách dính những con cá bằng giấy lên lưng người khác mà không để người ta biết. Đến khi người ta phát hiện ra, chúng sẽ hô to: “Poisson d’Avril!” – “Cá tháng tư!”.
Một nhà nghiên cứu người Bỉ có lời giải thích thêm về  “Cá tháng tư” của người Pháp, rằng tại nơi ông ở (Bỉ), “Cá tháng tư” không phải chỉ là những con cá giấy hay cá thật dính vào sau lưng các nạn nhân, mà là tất cả những trò đùa khác. Nếu tôi chơi bạn một vố vào ngày 1/4, có nghĩa là tôi đã “nướng cho bạn một con Cá tháng tư”. Các phương tiện thông tin báo đài cũng tham gia vào cuộc bằng cách đưa vào bản tin một số nội dung không đúng sự thật. Vài năm trước, có thông báo rằng một mệnh giá tiền mới sẽ ra đời, trên có in hình của Dirk Frimount, phi hành gia nổi tiếng người Bỉ. Đó chỉ là một trò đùa, vậy mà rất nhiều người đã tin.
Một nhà văn Ấn Độ lại cho biết thêm: Ngày Cá tháng Tư không phải là một ngày lễ truyền thống ở Ấn Độ. Nhưng từ thời xa xưa, Ấn Độ có một ngày lễ gọi là Holi hay Holikotsava tổ chức trong tháng Ba hoặc tháng Tư. Ngày lễ này phần nào giống với Ngày Cá tháng Tư. Ngày lễ Holi này diễn ra trong hai ngày. Đêm đầu tiên, người ta đốt một đống lửa lớn ăn mừng. Ngày thứ hai, họ ném bột màu và nước vào người nhau.
Trung tâm của ngày lễ Holi diễn ra xung quanh đống lửa ăn mừng. Hàng tuần trước ngày Holi, từng toán người lùng sục khắp nhà hàng xóm thu thập bất kỳ những tấm gỗ bỏ, những đồ gỗ cũ kỹ nào họ tìm được. Sau công đoạn chuẩn bị mất thời gian cũng như hơi có tính cưỡng đoạt này, đến ngày Holi, mọi người chất đống những đồ gỗ này lên và châm lửa đốt.
Tại Newfoundland, một nhiếp ảnh gia kiêm giáo viên cho biết họ có tổ chức Ngày Cá tháng Tư tại đảo Newfoundland! Theo thông tục thì họ có thể nói dối hay xuyên tạc mọi chuyện cho đến trưa. Như một buổi sáng, đài phát thanh địa phương thông báo phát hiện ra một đàn hải cẩu bên bờ một con sông. Họ đưa tin đó thêm vài lần và đến trưa thì thông báo lại đó là một trò vui Ngày Cá tháng Tư!
Tại Mỹ, mùng 1 tháng Tư là ngày để người ta bày những trò đùa nhỏ thôi, nhưng phải thông minh.Trộn muối vào lọ đường khi không ai biết không phải là một trò bịp thực sự. Đâu có sự thông minh ở đây? Một trò bịp Cá tháng tư thật sự cần sự suy tính, óc sáng tạo, đúng thời điểm, và một chút diễn xuất. Có vài luật lệ cho trò vui này. Đó là trò bịp của bạn phải vô hại, nạn nhân phải tin tưởng bạn hoàn toàn, và trò đùa ít nhất phải khiến nạn nhân mỉm cười (hoặc phải bật cười) khi bạn hô to: “April Fool’s!”. Bằng không, nó không được coi là một quả lừa Cá tháng tư thực sự.

Bạn có biết họ nói gì về những kẻ ngốc…

  • Tốt hơn bạn nên ngậm miêng và bị nghi ngờ là kẻ ngốc, còn hơn là mở miệng và chắc chắn là tên ngốc. – Mark Twain
  • Dù là một kẻ ngốc, vẫn luôn có một tên đại ngốc khác ngưỡng mộ anh ta. -- Nicolas Boileau-Despréaux
  • [Chính trị gia] không bao giờ mở miêng trừ khi đã bớt đi phần nào tri thức nhân loại  --Thomas Reed
  • Nếu một người không bao giờ có suy nghĩ ngốc nghếch cũng chẳng thông minh như họ tưởng. -- François, Duc de La Rochefoucauld
  • Kết quả của việc bào chữa những hành động ngốc nghếch là thể hiện những điều hoàn toàn ngốc -- Herbert Spencer
  • Đôi khi người ta khiến người khác trở thành kẻ ngốc để che dấu sự ngốc nghếch của mình, còn hơn là mách bảo họ rằng họ thông minh -- Elizabeth Gaskell
  • Bề ngoài ngờ nghệch không che giấu một tâm hồn tốt đẹp -- John Updike
  • Chúng ta hãy cảm ơn những kẻ ngốc. Bởi họ cho chúng ta biết chúng ta thành công. -- Mark Twain
  • Một người ngốc nghếch không nhìn cái cây giống như người thông thái nhìn. -- William Blake
  • Một kẻ ngốc nghếch lúc này hay lúc khác cũng tình cờ thông minh. -- Cowper
  • Ngốc còn hơn chết. -- Stevenson
  • Ngày đầu tiên của tháng Tư giúp chúng ta hiểu ra 364 ngày còn lại chúng ta là người khác. --Mark Twain
Cho dù Ngày Cá tháng Tư bắt nguồn từ đâu, nó cũng chỉ là một ngày lễ “để-đùa-vui”. Không ai bị mất mát gì. Mọi người vẫn đi học đi làm bình thường. Nó chỉ là một ngày lễ nhỏ vui vẻ, nhưng là một ngày lễ mà ai cũng luôn luôn phải dè chừng, không sẽ trở thành con Cá tháng tư tiếp theo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét