Ngày Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết TS Alan Phan trần tình cáo buộc 'gian lận chứng khoán' tại Mỹ
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
TS Alan Phan trần tình cáo buộc 'gian lận chứng khoán' tại Mỹ
(GDVN) - Vì lòng tự ái, ông đã mất cả 7 năm cũng như tiền bạc, vật chất để lấy lại công bằng cho mình khi bị cáo buộc gian lận chứng khoán của Sở Chứng khoán Hoa Kỳ.
- Thất vọng trả lời của TS Alan Phan, BĐS HN muốn đối thoại trực tiếp
- TS Alan Phan chính thức trả lời 15 câu hỏi của CLB BĐS Hà Nội
- Độc giả ủng hộ CLB BĐS Hà Nội, “xoáy” TS Alan Phan
- 4 câu hỏi lớn doanh nghiệp BĐS Hà Nội sẽ chất vấn TS Alan Phan
- TS Alan Phan: Tôi biết nhiều người Việt giàu hơn ông Phạm Nhật Vượng
- TS Alan Phan: “Quả bom” bất động sản sẽ nổ tung trong thời gian tới
- Tỷ phú Mỹ gốc Việt - TS Alan Phan: “Đại gia thích khoe mẽ vì mặc cảm”
Trước nguồn tin cho rằng ông Alan Phan từng bị Sở Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) cáo buộc vi phạm đăng ký và gian lận, qua đó phán quyết cấm vĩnh viễn ông Phan không được làm viên chức hoặc giám đốc cho một công ty đại chúng; cấm không được có mặt trên sàn chứng khoán và lại bị phạt thêm mấy chục nghìn USD, trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam về cáo buộc trên, TS Alan Phan cho rằng đây chỉ là 1 trong nhiều cáo buộc ông đã bị tố cáo phải ra tòa trong thời gian làm ăn bên Mỹ và ông đều được minh oan.Chở xe tải hồ sơ lên Sở Chứng khoán Mỹ
Trong cuốn sách “Niêm Yết Sàn Mỹ” xuất bản năm 2008, TS Alan Phan có kể lại diễn biến cáo buộc của SEC (Sở Chứng khoán Mỹ) kiện Alan Phan dùng Form S-8 để gây quỹ cho Công ty Hartcourt (sai quy tắc hành chính).
Mọi chuyện bắt nguồn vào năm 2000, khi cổ phiếu của Công ty Hartcourt (TS Alan Phan nắm giữ 32% cổ phần và là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc) nhảy vọt từ 0.80 USD tháng 11/1999 lên đến 19 USD vào ngày 6/3/2000. Số lượng giao dịch lên đến gần 3 triệu cổ phiếu mối ngày. Thị giá công ty đạt đến 670 triệu USD. Khi cổ phiếu công ty lên quá nhanh, thông lệ là Hartcourt sẽ bị SEC cho vào danh sách để kiểm tra (watchlist).
Vào thời điểm này, TS Alan Phan cũng là Việt kiều đầu tiên được vinh danh là doanh gia gốc Á thành công nhất năm 2000 của Hội doanh nhân Mỹ gốc Á tại California, nên sự chú ý của cơ quan công quyền về các hoạt động cũng gia tăng.
Như tiên đoán, tháng 12/2000, tất cả các tài liệu công ty từ pháp lý, hành chính đến tài chính của công ty và mỗi cá nhân Ban quản trị bị điều tra. “Ngoài ra chính bản thân tôi bị mời lên văn phòng SEC để thẩm vấn 3 lần. Sau đó, họ còn thu hồi để kiểm tra hồ sơ tài liệu của các con tôi cũng như bạn bè thân thuộc (chúng tôi phải thuê một xe tải để chở hết khoảng 140 thùng hồ sơ).
Tháng 5/2003, SEC nộp hồ sơ kiện cá nhân tôi và Công ty Hartcourt tại tòa án dân sự Mỹ về hai vi phạm: Quảng bá 5 thông tin sai lệch về hoạt động công ty và dùng hồ sơ đăng ký S-8 để gây quỹ cho công ty. Đây là 2 tội nhẹ nhất họ có thể tạo ra vì nó không phải là hình sự mà chỉ là dân sự.
Thực sự, họ muốn tìm các chứng cứ để buộc tội hình sự, vì họ nghi ngờ là tôi giao dịch nội gián để thổi phồng giá trị công ty. Luật sư của Alan Phan, ông Irving Einhorn (nguyên cựu Giám đốc SEC miền Tây) khuyên ông nên thương lượng trả tiền phạt không nhận lỗi.
TS Alan Phan liên tục khẳng định rằng tiền không phải vấn đề mà danh dự cá nhân và lòng tin từ các cổ đông mới quan trọng. Cuộc kiện tụng kéo dài thêm 3 năm với những thẩm cung và điều tra của hai bên. Trong diễn tiến, SEC bỏ lời kiện đầu về tội quảng bá các thông tin sai lệch và chỉ giữ lời kết tội là Hartcourt dùng đăng ký S-8 để gây quỹ.
Vào ngày 20/5/2005, tòa sơ thẩm liên bang đồng ý với SEC và phạt Hartcourt cùng cá nhân tôi khoảng 2,5 triệu USD, cấm TS Alan Phan không được làm quản trị viên của công ty công cộng Mỹ trong 5 năm.
Kháng cáo và câu chuyện về tự ái
Sau phán quyết của tòa sơ thẩm liên bang, TS Alan Phan đã kháng cáo đến ngày 29/8/2005 và ông mất thêm hai năm theo vụ kiện này. Đến tháng 8/2007, tòa phúc thẩm liên bang hủy bỏ án lệnh của tòa sơ thẩm và trả vụ kiện lại cho SEC. Trước tuyên bố của tòa phúc thẩm SEC đã không làm gì, TS Alan Phan thắng kiện.
7 năm ròng rã đấu tranh với cáo buộc của SEC, TS Alan Phan tự hào rằng đúng là một chiến thắng hy hữu của một công dân tầm thường đối chọi với một quyền lực liên bang mạnh mẽ như SEC. Bao nhiêu tập đoàn đa quốc gia hay ngân hàng đầu tư lớn mạnh hơn thường đầu hàng SEC nhanh chóng khi bị kết tội để tránh những thiệt hại mà SEC có thể gây ra cho công ty hay cá nhân.
Trong vụ việc này, công ty và cá nhân TS Alan Phan đã tốn khoảng hơn 2,5 triệu USD tiền phí tổn cho luật sư trong vụ kiện. Trong 7 năm kiện tụng, cổ phiếu của Hartcourt bị giảm hơn 60%, ảnh hưởng nặng nề đến việc kinh doanh cũng như là mất đi sự ủng hộ ban đầu của cổ đông.
“Nghĩ lại, vì tự ái (danh dự) cá nhân, tôi đã lao mình vào một kiện tụng mà bất cứ kết quả ra sao, mình cũng thua nặng. Người Việt mình có câu “Tránh voi chẳng xấu mặt nào”, có lẽ tôi đã sai lầm khi quyết định dựa trên cảm xúc cá nhân thay vì quyền lợi của cổ đông công ty”, TS Alan viết.
Chốt lại vấn đề này, TS Alan Phan khẳng định: “Sự thành công của một doanh nhân gốc thiểu số thường tạo ra nhiều ganh tị với những người Mỹ chính gốc tại các cơ quan công quyền cũng như các đối thủ cạnh tranh. Họ sẽ tìm đủ mọi cách để tiêu diệt và gây thiệt hại cho những nhân vật hay cơ chế mà họ cho là “nổi” hơn họ. Bây giờ, tôi đã học được bài học “tình khẩu” nhưng hơi trễ”.
Trong cuốn sách “Niêm Yết Sàn Mỹ” xuất bản năm 2008, TS Alan Phan có kể lại diễn biến cáo buộc của SEC (Sở Chứng khoán Mỹ) kiện Alan Phan dùng Form S-8 để gây quỹ cho Công ty Hartcourt (sai quy tắc hành chính).
Mọi chuyện bắt nguồn vào năm 2000, khi cổ phiếu của Công ty Hartcourt (TS Alan Phan nắm giữ 32% cổ phần và là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc) nhảy vọt từ 0.80 USD tháng 11/1999 lên đến 19 USD vào ngày 6/3/2000. Số lượng giao dịch lên đến gần 3 triệu cổ phiếu mối ngày. Thị giá công ty đạt đến 670 triệu USD. Khi cổ phiếu công ty lên quá nhanh, thông lệ là Hartcourt sẽ bị SEC cho vào danh sách để kiểm tra (watchlist).
Vào thời điểm này, TS Alan Phan cũng là Việt kiều đầu tiên được vinh danh là doanh gia gốc Á thành công nhất năm 2000 của Hội doanh nhân Mỹ gốc Á tại California, nên sự chú ý của cơ quan công quyền về các hoạt động cũng gia tăng.
TS Alan Phan cho biết, ông từng bị nhiều cáo buộc và đều thắng kiện. Ảnh Internet |
Như tiên đoán, tháng 12/2000, tất cả các tài liệu công ty từ pháp lý, hành chính đến tài chính của công ty và mỗi cá nhân Ban quản trị bị điều tra. “Ngoài ra chính bản thân tôi bị mời lên văn phòng SEC để thẩm vấn 3 lần. Sau đó, họ còn thu hồi để kiểm tra hồ sơ tài liệu của các con tôi cũng như bạn bè thân thuộc (chúng tôi phải thuê một xe tải để chở hết khoảng 140 thùng hồ sơ).
Tôi rất tự tin vì nghĩ mình chẳng làm gì phạm luật, nhưng với người thân, đây là một sự quấy nhiễu vô cùng khó chịu. Thái độ của tôi trở nên cứng rắn và tôi thường xuyên kích bác SEC. Hai bên coi nhau như thù địch, nhưng họ chẳng làm gì được dưới một chế độ dân chủ pháp trị. Suốt 3 năm kế đó, họ không tìm được một chứng cứ gì để buộc tội tôi” – TS Alan Phan nhớ lại.
Tháng 5/2003, SEC nộp hồ sơ kiện cá nhân tôi và Công ty Hartcourt tại tòa án dân sự Mỹ về hai vi phạm: Quảng bá 5 thông tin sai lệch về hoạt động công ty và dùng hồ sơ đăng ký S-8 để gây quỹ cho công ty. Đây là 2 tội nhẹ nhất họ có thể tạo ra vì nó không phải là hình sự mà chỉ là dân sự.
Thực sự, họ muốn tìm các chứng cứ để buộc tội hình sự, vì họ nghi ngờ là tôi giao dịch nội gián để thổi phồng giá trị công ty. Luật sư của Alan Phan, ông Irving Einhorn (nguyên cựu Giám đốc SEC miền Tây) khuyên ông nên thương lượng trả tiền phạt không nhận lỗi.
TS Alan Phan liên tục khẳng định rằng tiền không phải vấn đề mà danh dự cá nhân và lòng tin từ các cổ đông mới quan trọng. Cuộc kiện tụng kéo dài thêm 3 năm với những thẩm cung và điều tra của hai bên. Trong diễn tiến, SEC bỏ lời kiện đầu về tội quảng bá các thông tin sai lệch và chỉ giữ lời kết tội là Hartcourt dùng đăng ký S-8 để gây quỹ.
Vào ngày 20/5/2005, tòa sơ thẩm liên bang đồng ý với SEC và phạt Hartcourt cùng cá nhân tôi khoảng 2,5 triệu USD, cấm TS Alan Phan không được làm quản trị viên của công ty công cộng Mỹ trong 5 năm.
Kháng cáo và câu chuyện về tự ái
Sau phán quyết của tòa sơ thẩm liên bang, TS Alan Phan đã kháng cáo đến ngày 29/8/2005 và ông mất thêm hai năm theo vụ kiện này. Đến tháng 8/2007, tòa phúc thẩm liên bang hủy bỏ án lệnh của tòa sơ thẩm và trả vụ kiện lại cho SEC. Trước tuyên bố của tòa phúc thẩm SEC đã không làm gì, TS Alan Phan thắng kiện.
7 năm ròng rã đấu tranh với cáo buộc của SEC, TS Alan Phan tự hào rằng đúng là một chiến thắng hy hữu của một công dân tầm thường đối chọi với một quyền lực liên bang mạnh mẽ như SEC. Bao nhiêu tập đoàn đa quốc gia hay ngân hàng đầu tư lớn mạnh hơn thường đầu hàng SEC nhanh chóng khi bị kết tội để tránh những thiệt hại mà SEC có thể gây ra cho công ty hay cá nhân.
Trong vụ việc này, công ty và cá nhân TS Alan Phan đã tốn khoảng hơn 2,5 triệu USD tiền phí tổn cho luật sư trong vụ kiện. Trong 7 năm kiện tụng, cổ phiếu của Hartcourt bị giảm hơn 60%, ảnh hưởng nặng nề đến việc kinh doanh cũng như là mất đi sự ủng hộ ban đầu của cổ đông.
“Nghĩ lại, vì tự ái (danh dự) cá nhân, tôi đã lao mình vào một kiện tụng mà bất cứ kết quả ra sao, mình cũng thua nặng. Người Việt mình có câu “Tránh voi chẳng xấu mặt nào”, có lẽ tôi đã sai lầm khi quyết định dựa trên cảm xúc cá nhân thay vì quyền lợi của cổ đông công ty”, TS Alan viết.
Chốt lại vấn đề này, TS Alan Phan khẳng định: “Sự thành công của một doanh nhân gốc thiểu số thường tạo ra nhiều ganh tị với những người Mỹ chính gốc tại các cơ quan công quyền cũng như các đối thủ cạnh tranh. Họ sẽ tìm đủ mọi cách để tiêu diệt và gây thiệt hại cho những nhân vật hay cơ chế mà họ cho là “nổi” hơn họ. Bây giờ, tôi đã học được bài học “tình khẩu” nhưng hơi trễ”.
Bình An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét